Gia đình tôi sản xuất sữa đậu nành, cho tôi hỏi các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng gồm những gì? – Hoàng Linh (Gia Lai).
>> Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến năm 2023?
>> Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống năm 2023?
Dinh dưỡng là vấn đề thiết yếu của con người nhằm có thể đảm bảo được sự phát triển ổn định của cơ thể. Vi chất dinh dưỡng là những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho con người bao gồm: vitamin, chất khoáng hoặc chất vi lượng khác (Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2016/NĐ-CP).
Có thể thấy rằng, vi chất dịnh dưỡng là những yếu tố cần thiết giúp cho con người phát triển toàn diện.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc làm của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm,theo đó phải chủ động thực hiện việc đưa những dưỡng chất vào thực phẩm với hàm lượng nhất định giúp cho cơ thể có thể ổn định và phát tiển bình thường (Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 09/2016/NĐ-CP).
Tại khoản 22 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
22. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
Ta thấy, bản chất của thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là những thực phẩm được bổ sung dưỡng chất qua đó có thể duy trì, khắc phục và cải thiện được sức khỏe của con người.
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng năm 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn internet)
Tổ chức, cá nhân khi tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định tại Điều 13 Luật An toàn thực phẩm 2010, bao gồm các quy định sau đây:
- Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người;
- Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người và thuộc Danh mục Vitamin và chất khoán sử dụng trong thực phẩm tại Phụ lục của Thông tư 44/2015/TT-BYT.
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
- Ngoài ra, tùy vào từng loại, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
+ Quy định về bảo quản thực phẩm.
Theo Điều 9 Nghị định 09/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tiến hành sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải tự mua vi chất dinh dưỡng để sản xuất thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng của cơ sở mình;
- Đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định 09/2016/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.