Tôi cần thực hiện một số thủ tục hành chính trực tuyến cho công ty nên muốn biết địa chỉ website của dịch vụ công Yên Bái và cách sử dụng? – Hoàng Phát (Đồng Nai).
>> Hướng dẫn cách tra cứu Cổng dịch vụ công Thừa Thiên Huế?
>> Tổ chức tín dụng là gì? Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có bao nhiêu loại tổ chức tín dụng?
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 01/2018/TT-VPCP, quy định Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh như sau:
Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh có tên miền thống nhất theo dạng: dichvucong.(tên bộ, địa phương).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, e-services.(tên bộ, địa phương tiếng Anh).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Anh; tên bộ, địa phương đặt theo quy định của pháp luật.
Website cổng dịch vụ công Yên Bái: https://dichvucong.yenbai.gov.vn
Cập nhật danh sách văn bản trung ương mới nhất
Địa chỉ cổng dịch vụ công Yên Bái (Ảnh chụp một phần website)
(i) Để sử dụng cổng dịch vụ công Yên Bái, người dân cần thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Truy cập website cổng dịch vụ công Yên Bái tại địa chỉ: https://dichvucong.yenbai.gov.vn
- Bước 2: Đăng ký tài khoản (nếu chưa có). Để đăng ký tài khoản, người dân cần nhập các thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, email,...
- Bước 3: Đăng nhập tài khoản: Sau khi đăng ký thành công, người dân có thể sử dụng tài khoản để truy cập các dịch vụ trên cổng.
(ii) Các dịch vụ có thể sử dụng trên cổng dịch vụ công Yên Bái:
- Tìm hiểu thông tin về các thủ tục hành chính: Người dân có thể truy cập mục "Thủ tục hành chính" để tìm hiểu thông tin về các thủ tục hành chính được cung cấp trên cổng. Thông tin bao gồm: tên thủ tục, cơ quan thực hiện, hồ sơ, thời gian giải quyết, lệ phí,...
- Nộp hồ sơ trực tuyến: Người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến cho các thủ tục hành chính được cung cấp trên cổng. Để nộp hồ sơ trực tuyến, người dân cần tạo hồ sơ theo hướng dẫn trên cổng. Sau khi tạo hồ sơ thành công, người dân cần thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và gửi hồ sơ.
- Tra cứu hồ sơ: Người dân có thể tra cứu thông tin về hồ sơ thủ tục hành chính đã nộp trực tuyến trên cổng. Để tra cứu hồ sơ, người dân cần nhập mã hồ sơ hoặc số CMND/CCCD.
- Phản ánh kiến nghị: Người dân có thể phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính trên cổng.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 42/2022/NĐ-CP, danh mục dịch vụ công trực tuyến bao gồm:
(i) Danh mục và thông tin của các dịch vụ công trực tuyến phải được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng bộ và đăng tải trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
(ii) Các dịch vụ công trực tuyến phải được tổ chức, phân loại theo đối tượng sử dụng (tổ chức, cá nhân), theo nhóm dịch vụ (theo chủ đề), theo mức độ và cơ quan thực hiện để thuận tiện cho việc tìm kiếm, sử dụng.
(iii) Dịch vụ công trực tuyến khi cung cấp trên môi trường mạng được chuẩn hóa, đồng bộ về mã, tên dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử kèm theo; hướng dẫn quy trình sử dụng cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và kết quả của dịch vụ công trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Việc chuẩn hóa này được công bố kèm hướng dẫn cho người dùng theo từng dịch vụ công trực tuyến.
(iv) Các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền thực hiện của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do các bộ, ngành triển khai cung cấp trên môi trường mạng phải được tích hợp, công bố công khai và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.
(v) Quy định về định danh và xác thực điện tử của chủ thể tham gia giao dịch dịch vụ công trực tuyến phải được xác định rõ, công bố trên cổng dịch vụ công và tuân thủ quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.