Công ty dự định mở rộng hoạt có liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tư pháp nên muốn biết địa chỉ Sở Tư pháp Kiên Giang ở đâu? – Hà Huy (Kiên Giang).
>> Địa chỉ Sở Tư pháp Tiền Giang ở đâu? Số điện thoại liên hệ thế nào?
>> Địa chỉ Sở Xây dựng Quảng Ninh ở đâu? Thông tin liên hệ thế nào?
Trung tâm tỉnh Kiên Giang là thành phố Rạch Giá, cách Thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km. Vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km.
- Tên cơ quan: Sở Tư pháp Kiên Giang
- Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
- Điện thoại: (0297) 3863561 - 1022 hoặc 0888221022
- Fax: (0297) 3878704
- Email: stp@kiengiang.gov.vn
Cập nhật danh sách văn bản trung ương mới nhất
Sở Tư pháp Kiên Giang (Ảnh nguồn từ internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định số 2384/QĐ-UBND, Sở Tư pháp Kiên Giang là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư pháp khác và các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp Kiên Giang có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban nhân dân tỉnh theo thẩm quyền; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
Căn cứ khoản 2.11, khoản 2.16 và 2.17 Điều 1 Quyết định số 2384/QĐ-UBND, một số nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp Kiên Giang như sau:
(i) Về lý lịch tư pháp:
- Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi của tỉnh.
- Tiếp nhận, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp; lập lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp theo quy định pháp luật.
- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.
(ii) Về giám định tư pháp:
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép và thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng Giám định tư pháp; chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng Giám định tư pháp.
- Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Giám định tư pháp; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp ở địa phương.
- Đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp ở địa phương; đề xuất các giải pháp bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ người giám định tư pháp theo yêu cầu của hoạt động tố tụng tại địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
(iii) Về đấu giá tài sản:
- Cấp, cấp lại, thu hồi, thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động cho doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản; cấp, cấp lại, thu hồi thẻ đấu giá viên.
- Đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.
- Thẩm định điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến, phê duyệt tổ chức đấu giá tài sản đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến theo quy định pháp luật.
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản.
- Lập và đăng tải danh sách đấu giá viên và danh sách các tổ chức đấu giá tài sản có trang thông tin điện tử đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để đăng tải trên trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản.
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Công chứng.
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương.
- Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm đối với trường hợp địa phương chưa thành lập Hội công chứng viên.
- Chỉ định một Phòng Công chứng hoặc một Văn phòng Công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng trong trường hợp giải thể Phòng Công chứng hoặc chấm dứt hoạt động Văn phòng Công chứng theo quy định của Luật Công chứng.