Có thể hiểu DCA là gì? Cách DCA hoạt động trên thị trường như thế nào? Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
>> Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào?
>> GLP là gì? Quy trình đánh giá Thực hành tốt phòng thí nghiệm bao gồm những bước nào?
DCA là viết tắt của Dollar-Cost Averaging, còn được gọi là trung bình giá. Đây là một chiến lược đầu tư trong đó nhà đầu tư chia nhỏ số tiền đầu tư thành nhiều phần bằng nhau và đầu tư định kỳ vào một tài sản, bất kể giá cả của tài sản đó đang tăng hay giảm.
Chiến lược DCA nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các tài sản có tính biến động cao như chứng khoán hay tiền điện tử. Bằng cách chia nhỏ vốn để đầu tư định kỳ, nhà đầu tư giảm được tác động từ sự biến động của thị trường.
Ngoài ra, DCA khuyến khích kỷ luật đầu tư và duy trì sự ổn định dài hạn, thay vì cố gắng dự đoán đỉnh hay đáy của thị trường.
Vì vậy, nếu bạn chưa biết về DCA, đây được xem là một chiến lược đầu tư thông minh và an toàn, đặc biệt phù hợp với những tài sản có biến động giá lớn.
Cách DCA hoạt động có thể được giải thích qua các bước sau:
(i) Chia nhỏ số tiền đầu tư:
Thay vì đầu tư một khoản tiền lớn vào một thời điểm duy nhất, bạn chia số tiền đầu tư thành các phần nhỏ. Ví dụ, nếu bạn muốn đầu tư 12 triệu đồng trong một năm, bạn có thể quyết định đầu tư 1 triệu đồng mỗi tháng.
(ii) Đầu tư định kỳ:
Bạn đầu tư số tiền cố định vào tài sản (như cổ phiếu, quỹ ETF, hoặc tiền điện tử) vào các thời điểm cụ thể (hàng tuần, hàng tháng, hoặc hàng quý), bất kể giá của tài sản lúc đó là bao nhiêu.
(iii) Giảm thiểu rủi ro:
DCA giúp giảm thiểu rủi ro từ việc đầu tư vào thời điểm thị trường có giá trị quá cao. Khi giá tài sản giảm, bạn sẽ mua được nhiều đơn vị hơn với số tiền đã định, và ngược lại, khi giá tăng, bạn sẽ mua ít hơn. Điều này giúp giá mua trung bình của bạn trở nên hợp lý hơn theo thời gian.
(iv) Tích lũy lâu dài:
DCA là chiến lược thích hợp với những nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư dài hạn. Việc đầu tư định kỳ giúp bạn không phải lo lắng về việc chọn thời điểm mua bán, thay vào đó bạn tập trung vào việc tích lũy dần dần tài sản.
Như vậy, thắc mắc “DCA là gì?” đã được giải đáp chi tiết như trên.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
DCA là gì; Cách DCA hoạt động như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm những nội dung sau:
(i) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
(ii) Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020.
(iii) Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản (ii) Mục này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
(iv) Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản (i) Mục này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
(v) Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
- Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).
- Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
(vi) Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
- Giấy phép.
- Giấy chứng nhận.
- Chứng chỉ.
- Văn bản xác nhận, chấp thuận.
- Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
(vii) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
(viii) Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.