Dạy online có cần đăng ký kinh doanh dạy thêm không? Không đăng ký kinh doanh dạy thêm bị phạt bao nhiêu? Cần phải làm gì sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm?
>> Năm 2025, sử dụng bao lì xì hình sổ đỏ được không?
>> Có phải trừ hết điểm giấy phép lái xe sẽ không được lái xe trong 6 tháng?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDDT, quy định về việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
…
Theo đó, hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.
Theo đó, việc dạy online không nằm trong các trường hợp không phải thực hiện đăng ký kinh kể trên.
Như vậy, dạy online vẫn phải đăng ký kinh doanh dạy thêm theo quy định của pháp luật.
>>Xem thêm công việc pháp lý:
Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Dạy online vẫn phải đăng ký kinh doanh dạy thêm (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Từ ngày 14/02/2025, nếu tổ chức dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh dạy thêm sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng đối với cá nhân và 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức.
Nếu tổ chức dạy thêm theo hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh dạy thêm sẽ bị phạt từ 25 – 50 triệu đồng đối với cá nhân và 50 – 100 triệu đồng đối với tổ chức.
>> Xem chi tiết tại bài viết: Năm 2025, không đăng ký kinh doanh dạy thêm phạt bao nhiêu?
Sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2025, doanh nghiệp/hộ kinh dcần thực hiện 03 công việc sau:
(i) Đăng ký thuế lần đầu.
(ii) Niêm yết công khai thông tin tại cơ sở dạy thêm.
(iii) Giáo viên dạy thêm nộp báo cáo cho hiệu trưởng về việc dạy thêm.
>> Xem chi tiết các công việc trên tại bài viết: Các công việc cần làm sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2025
|