Cục Thuế doanh nghiệp lớn là gì? Cục Thuế doanh nghiệp lớn có cơ cấu tổ chức thế nào? Cục Thuế doanh nghiệp lớn quản lý thuế trực tiếp đối với các doanh nghiệp lớn.
>> Thuế tự vệ là gì? Điều kiện áp dụng thuế tự vệ?
>> Xuất hóa đơn đối với lợi nhuận được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 1968/QĐ-BTC ngày 08/10/2021, Cục Thuế doanh nghiệp lớn là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về thuế đối với người nộp thuế được xác định là doanh nghiệp lớn (sau đây gọi là doanh nghiệp lớn) và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo đối với các khoản thu ngân sách nhà nước được giao theo quy định.
Quản lý thuế trực tiếp đối với các doanh nghiệp theo phân công của cấp có thẩm quyền, phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế 2019, các Luật thuế và các quy định pháp luật có liên quan.
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Cục Thuế doanh nghiệp lớn là gì; Cục Thuế doanh nghiệp lớn có cơ cấu tổ chức thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tại Điều 3 Quyết định 1968/QĐ-BTC, Cục Thuế doanh nghiệp lớn được tổ chức 05 phòng:
- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Hỗ trợ người nộp thuế.
- Phòng Kê khai - Kế toán thuế và Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp lớn.
- Phòng Quản lý thuế số 1.
- Phòng Quản lý thuế số 2.
- Phòng Quản lý thuế số 3.
Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Cục Thuế Doanh nghiệp lớn do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Quyết định 1968/QĐ-BTC, Cục Thuế doanh nghiệp lớn quản lý thuế trực tiếp đối với các doanh nghiệp lớn theo phân công của Bộ Tài chính, phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế 2019, các Luật thuế và quy định pháp luật có liên quan (trừ các khoản thu người nộp thuế nộp theo thông báo của cơ quan thuế địa phương tại địa bàn nơi có đất, nước, khoáng sản thuộc đối tượng chịu thuế gồm: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền sử dụng khu vực biển; lệ phí trước bạ), cụ thể:
(i) Thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
- Đăng ký thuế, khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.
- Gia hạn thuế, bù trừ thuế, hoàn trả tiền thuế nộp thừa.
- Kế toán thuế, thống kê thuế.
- Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Thanh tra, kiểm tra thuế.
- Giải quyết khiếu nại về thuế.
(ii) Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế và quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thuế trực tiếp.
(iii) Xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao hàng năm theo quy định.
(iv) Theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước; tham mưu, phối hợp đề xuất các giải pháp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao của Cục Thuế doanh nghiệp lớn theo quy định.
(v) Tổ chức thực hiện quản lý hóa đơn, chứng từ đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế doanh nghiệp lớn theo Luật Quản lý thuế 2019, các Luật thuế và các quy định pháp luật có liên quan.
Quy định về Lãnh đạo Cục được cụ thể tại Điều 4 Quyết định 1968/QĐ-BTC như sau:
(i) Cục Thuế doanh nghiệp lớn có:
- Cục trưởng: Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
- Không quá 03 Phó Cục trưởng: Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
(ii) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuế doanh nghiệp lớn thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.