Trường hợp công ty cử lao động đi làm việc ở nhiều tỉnh thành trong cả nước thì cần phải xin Giấy phép lao động ở đâu? Cụ thể quy định về vấn đề này như thế nào?
>> Bệnh sởi là gì? Đối tượng nào được tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024?
>> Người lao động là mẹ nuôi con nhỏ được phép về sớm bao lâu?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 72 Nghị định 35/2022/NĐ-CP), nơi xin Giấy phép lao động đối với trường hợp công ty cử lao động đi làm việc ở nhiều tỉnh thành trong cả nước được quy định với những nội dung bên dưới.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm việc cho người sử dụng lao động quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và người sử dụng lao động quy định tại điểm c, d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập.
- Làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, việc cấp Giấy phép lao động đối với trường hợp công ty cử lao động đi làm việc ở nhiều tỉnh thành trong cả nước thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Nơi cấp Giấy phép lao động đối với công ty cử lao động đi làm việc ở nhiều tỉnh thành trong cả nước (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(Điều 153 Bộ luật Lao động 2019)
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
(Điều 155 Bộ luật Lao động 2019)
(i) Giấy phép lao động hết thời hạn.
(ii) Chấm dứt hợp đồng lao động.
(iii) Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
(iv) Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
(v) Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
(vi) Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
(vii) Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
(viii) Giấy phép lao động bị thu hồi.
(Điều 156 Bộ luật Lao động 2019)
Điều 152. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam - Bộ luật Lao động 2019 1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |