Sau khi hồ sơ dự thầu hết hiệu lực thì có thể gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu được không? Có bắt buộc phải gia hạn bảo đảm dự thầu trong trường hợp này không?
>> Bình chữa cháy xách tay có cần phải dán tem kiểm định không?
>> Có thể thay đổi nhân sự chủ chốt trong đấu thầu hay không?
Căn cứ khoản 31, khoản 32 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Như vậy, có thể hiểu thời gian hiệu lực hồ sơ dự thầu được tính từ thời điểm hết hạn nhận hồ sơ dự thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
File word Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 6 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023, trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.
Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp.
Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.
Như vậy, có thể gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu (hồ sơ dự thầu vẫn còn hiệu lực). Đồng thời phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.
Căn cứ khoản 16 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, giải quyết tình huống trong đấu thầu có quy định như sau:
Điều 131. Xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng và không qua mạng - Nghị định 24/2024/NĐ-CP … 16. Đối với gói thầu áp dụng thương thảo hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu, trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không tiến hành thương thảo, không ký biên bản thương thảo, thương thảo không thành công, chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo (nếu có) vào thương thảo. … Trường hợp nhà thầu xếp hạng tiếp theo được mời vào thương thảo hợp đồng theo quy định tại điểm này trong thời hạn còn hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà không đến thương thảo hoặc có thương thảo nhưng không ký biên bản thương thảo thì không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu xếp hạng tiếp theo hết hiệu lực thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu trước khi thương thảo hợp đồng. |
Theo đó, trong quy định pháp luật chưa nói rõ về việc gia hạn thời gian có hiệu lực khi hồ sơ mời thầu hết hiệu lực. Tuy nhiên, trong quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu nêu trên có đề cập đến việc gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu trong trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu xếp hạng tiếp theo hết hiệu lực.
Do vậy, trong gói thầu áp dụng thương thảo hợp đồn, nếu nhà thầu xếp hạng thứ nhất không thực hiện thương thảo hoặc thương thảo không thành công, chủ đầu tư có thể mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo (nếu có) tham gia thương thảo. Nếu hồ sơ dự thầu của nhà thầu xếp hạng tiếp theo đã hết hiệu lực thì có thể gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu trước khi thương thảo hợp đồng.