CIO là gì? Vai trò của CIO là gì đối với doanh nghiệp? Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như thế nào theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP?
>> GMP là gì? Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng GMP như thế nào?
>> Kinh doanh karaoke phải tuân thủ PPCC như thế nào?
Pháp luật hiện hành không quy định nào về CIO là gì? Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau về CIO là gì:
CIO (Chief Information Officer) là Giám đốc Thông tin hoặc Giám đốc Công nghệ Thông tin trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược và điều hành các hoạt động IT, đồng thời thường báo cáo trực tiếp cho CEO hoặc CFO. Ban đầu phụ trách Bộ phận Xử lý Dữ liệu và Hệ thống Thông tin, CIO hiện nay đảm nhiệm vai trò xây dựng và quản trị hệ thống thông tin nhằm tối ưu hiệu suất kinh doanh. Đặc biệt, trong các công ty công nghệ hoặc startup, CIO hoặc CTO không chỉ định hình sản phẩm mà đôi khi còn đảm nhiệm vị trí CEO.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
CIO là gì; Vai trò của CIO là gì đối với doanh nghiệp (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
- Dùng công nghệ kiến tạo giá trị kinh doanh.
CIO (Giám đốc Công nghệ Thông tin) chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng ban trong tổ chức như Marketing, Kinh doanh, Nhân sự, và Sản xuất để cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin hiệu quả. Vai trò này nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín sản phẩm/dịch vụ và củng cố vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng.
- Cố vấn các kế hoạch cho chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp và đảm bảo các khoản đầu tư liên quan đến công nghệ thông tin.
CIO đóng vai trò cố vấn chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo các khoản đầu tư vào công nghệ thông tin được phân bổ hợp lý. Ngoài việc quản lý công nghệ nội bộ, CIO còn giám sát và điều phối hoạt động kinh doanh của tổ chức thông qua việc khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin.
Lưu ý, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc như sau:
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
- Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Theo nội dung quy định về giới hạn số giờ làm thêm tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
(i) Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản (ii), khoản (iii) Mục này của bài viết.
(ii) Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
(iii) Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
(iv) Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
(v) Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.