Theo quy định pháp luật, chủ nợ có được yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho mình hay không? – Tuyết Nguyên (Hải Dương).
>> Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn là như thế nào?
>> Doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở: Trách nhiệm bảo vệ người lao động thuộc về ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014, quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ được quy định như sau:
“Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
...”
Như vậy, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Chủ nợ có được yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 26 Luật Phá sản 2014, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ được quy định như sau:
- Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ tại Mục 1 nêu trên phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ Ngày, tháng, năm;
+ Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
+ Tên, địa chỉ của người làm đơn;
+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
+ Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
- Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Căn cứ Điều 37 Luật Phá sản 2014, việc thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được quy định như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.
Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
- Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản 2014.
- Việc thương lượng của các bên theo quy định tại Mục này không được trái với quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 30. Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản - Luật Phá sản 2014 1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau: a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân; b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện. 2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. |