Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động tại doanh nghiệp tư nhân sau khi điều chỉnh do lạm phát năm 2022 được quy định như thế nào? Hồng Hạnh (TP. Hồ Chí Minh).
>> Cách tính tiền lương hưu với người lao động tham gia BHXH bắt buộc?
>> Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 10/2022 có gì mới?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 thì mức điều chỉnh do chỉ số giá tiêu dùng tăng (lạm phát) được thực hiện theo Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Cụ thể, mức điều chỉnh tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
|
Năm 2022 |
Năm 2021 |
Năm 2020 |
Năm 2019 |
Năm 2018 |
Mức điều chỉnh |
1,00 |
1,00 |
1,02 |
1,05 |
1,08 |
|
Năm 2017 |
Năm 2016 |
Năm 2015 |
Năm 2014 |
Năm 2013 |
Mức điều chỉnh |
1,12 |
1,16 |
1,19 |
1,20 |
1,25 |
|
Năm 2012 |
Năm 2011 |
Năm 2010 |
Năm 2009 |
Năm 2008 |
Mức điều chỉnh |
1,33 |
1,45 |
1,72 |
1,88 |
2,01 |
|
Năm 2007 |
Năm 2006 |
Năm 2005 |
Năm 2004 |
Năm 2003 |
Mức điều chỉnh |
2,47 |
2,67 |
2,87 |
3,11 |
3,35 |
|
Năm 2002 |
Năm 2001 |
Năm 2000 |
Năm 1999 |
Năm 1998 |
Mức điều chỉnh |
3,46 |
3,59 |
3,58 |
,3,53 |
3,68 |
|
Năm 1997 |
Năm 1996 |
Năm 1995 |
Trước năm 1995 |
|
Mức điều chỉnh |
3,96 |
4,09 |
4,33 |
5,10 |
Ví dụ: Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Nguyễn Văn A năm 2010 là 5.000.000 đồng thì trong năm 2022 được xem tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2010 của Nguyễn Văn A là 8.600.000 đồng.
File excel tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh do lạm phát (áp dụng từ ngày 01/01/2022) |
Ảnh chụp một phần file excel tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh do lạm phát (áp dụng từ ngày 01/01/2022)
Lưu ý khi sử dụng file excel này: Nhập tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại cột màu vàng sẽ hiện ra kết quả tại cột màu xanh.
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo nội dung nêu trên.
Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội – Bộ luật Lao động 2019 1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016. Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. |