PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Tôi bị lây nhiễm khi làm việc tại công ty do có một đồng nghiệp ngồi cạnh là F0. Vậy trường hợp của tôi có được xem là tai nạn lao động hay không? Xin cảm ơn.
>> Hợp đồng lao động phải có các nội dung chính nào?
>> Trà lương cho lao động nam cao hơn lao động nữ có đúng không?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Tại Khoản 8 Điều Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về khái niệm tai nạn lao động như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Trong đó, tai nạn là sự việc xảy ra bất ngờ, ngoài dự đoán, liên quan đến một tác động từ bên ngoài lên cơ thể gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng."
Như vậy, người lao động bị lây nhiễm Covid sẽ được xem là tai nạn lao động nếu đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Việc lây nhiễm xảy ra bất ngờ, ngoài dự đoán;
- Gây tổn thương cho các bộ phận, chức năng của cơ thể hoặc gây tử vong;
- Việc lây nhiễm xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Dưới đây là một số trường hợp bị lây nhiễm Covid tại nơi làm việc nhưng không được xem là tai nạn lao động:
- Người lao động tự hủy hoại bản thân bằng việc cố ý để mình bị lây nhiễm Covid;
- Người lao động có thể thấy trước được khả năng lây nhiễm Covid nhưng vẫn không áp dụng các biện pháp an toàn được khuyến cáo dẫn đến bị lây nhiễm.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!