Bắc Giang sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60-NQ/TW 2025? Ai có thẩm quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính? Tổ chức đơn vị hành chính dựa trên nguyên tắc nào?
>> Giáo hoàng là ai? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như thế nào?
>> Hưng Yên sáp nhập với tỉnh nào? Dự kiến tên gọi mới của Hưng Yên sau khi sáp nhập là gì?
Căn cứ Nghị quyết 60-NQ/TW Nghị quyết hội nghị lần thứ 11 ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 12/4/2025 vừa công bố danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo đó, tỉnh Bắc Giang sẽ sáp nhập với tỉnh Bắc Ninh, lấy tên sau khi thực hiện sáp nhập là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Ngoài ra, sau sáp nhập Việt Nam có 34 đơn vị hành chính gồm 06 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh (tên gọi của 29 tỉnh sẽ không còn tồn tại sau sáp nhập).
Lưu ý: Nội dung giải đáp thắc mắc “Bắc Giang sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60-NQ/TW 2025?” chỉ là dự kiến.
![]() |
Toàn văn Quyết định 759 QĐ TTg ngày 14/4/2025 |
![]() |
Toàn văn Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 |
Bắc Giang sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60-NQ/TW 2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, Quốc hội quyết định sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều 8. Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
…
Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:
1. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
4. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về: “Bắc Giang sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60-NQ/TW 2025? Ai có thẩm quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính? Tổ chức đơn vị hành chính dựa trên nguyên tắc nào?”