Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Cấp biển hiệu phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch

Biển hiệu phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch được Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp cho phương tiện thủy của các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

I. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy đối với  phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch

1. Về nhân viên phục vụ

- Nhân viên phục vụ phải được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; được huấn luyện về cứu sinh, cứu hoảm cứu đắm và sơ cứu y tế.

- Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từu trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên).

2. Về phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa

- Phương tiện phải dảm bảo an toàn kỹ thuật  và bảo vệ môi trường theo quy định.

- Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dang tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo theo quy định pháp luật.

- Trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho du khách trên tàu.

- Phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch phải đảm bảo nội thất và tiện nghi như sau:

+ Đối với phương tiện từ 12 ghế ngồi đến 20 ghế ngồi phải trang bị: Bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách; có biểu đồ hành trình tuyến du lịch; có thùng chứa đồ uống; thùng đựng rác.

+ Đối với phương tiện từ 20 ghế ngồi đến 50 ghế ngồi ngoài các yêu cầu đã nêu trên còn phải trang bị: dụng cụ chống nắng, micro; tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu, cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách; có biểu đồ hành trình tuyến du lịch; có thùng chứa đồ uống; thùng đựng rác.

+ Đối với phương tiện từ trên 50 ghế ngồi trở lên ngoài các quy định tại yêu cầu trên phải trang bị: Mái che, rèm cửa chống nắng, điều hòa nhiệt độ hoặc quạt mát tương ứng với số khách du lịch được vận chuyển; phòng vệ sinh.

- Đối với tài thủy lưu trú du lịch thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tàu thủy lưu trú du lịch (Cruise ship) là gì? Xếp hạng và yêu cầu chung

Hình từ Internet

II. Hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch gồm có:

- Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP;

- Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện tại mục I đã nêu trên;

- Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện vận tải hoặc bản sao hợp đồng dịch vụ.

Cách thức - Nơi nộp hồ sơ: 

Đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch gửi trực tiếp hoặc qua mạng bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Thời hạn giải quyết: 

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với phương tiện thủy nội địa kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, cấp biển hiệu cho phương tiện vận tải khách du lịch. Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản hoặc qua địa chỉ giao dịch điện tử của đơn vị và nêu rõ lý do;

- Trong quá trình thẩm định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện trên hệ thống đăng kiểm Việt Nam; giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải; cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình và chỉ cấp biển hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của phương tiện đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Lưu ý: Biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP, có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng còn lại của phương tiện.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,135
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: