>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Kế toán khấu hao tài sản cố định

Hình từ Internet

Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện được áp dụng cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (sau đây gọi tắt là TSCĐ), công ty TNHH 2 thành viên trở lên được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao sao cho phù hợp với từng loại TSCĐ của công ty mình.

Theo quy định mới nhất được ghi nhận tại Thông tư 45/2013/TT-BTC sẽ có các phương pháp trích khấu hao TSCĐ sau:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng;
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. 

I. Phương pháp khấu hao đường thẳng

Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định cho từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty đối với các TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh.

1. Xác định mức trích khấu hao:

- Mức trích khấu hao trung bình hằng năm:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ

=

 

Nguyên giá của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao

- Mức trích khấu hao trung bình hằng tháng:

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ

=

 

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm

12 tháng

- Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi:

Mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ

=

 

Giá trị còn lại trên sổ kế toán

Thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại

 

Trong đó: Thời gian trích khấu hao xác định lại (thời gian trích khấu hao còn lại) được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao.

- Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ:

Mức trích khấu hao

=

Nguyên giá TSCĐ

-

Số khấu hao lũy kế tính đến năm trước năm cuối cùng

Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.

- Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định công ty dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2017.

Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng

Hàng năm, công ty trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

- Sau 5 năm sử dụng, công ty nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2022.

Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng

Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng

Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng =1.250.000 đồng/ tháng

Từ năm 2022 trở đi, công ty trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

2. Xác định mức trích khấu hao cho những năm còn lại đối với những TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013:

Mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ

=

 

Giá trị còn lại của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ (T)

Thời gian trích khấu hao còn lại (T) của TSCĐ được xác định theo công thức:

Trong đó:

- T1 : Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 203/2009/TT-BTC.

- T2 : Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.

- t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của TSCĐ.

Ví dụ: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sử dụng một máy khai khoáng có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2011. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy khai khoáng này tính đến hết ngày 31/12/2012 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.

- Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy khai khoáng là 480 triệu đồng.

- Công ty xác định thời gian trích khấu hao của máy khai khoáng là 15 năm theo Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC.

- Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của máy khai khoáng = 15 năm x [1-(2 năm/10 năm)] =12 năm

- Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 12 năm = 40 triệu đồng/ năm (theo Thông tư 45/2013/TT-BTC)

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 40 triệu đồng : 12 tháng = 3,333 triệu đồng/ tháng

Từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 31/12/2024, công ty TNHH 2 thành viên trở lên trích khấu hao đối với máy khai khoáng này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 3,333 triệu đồng.

3. Quy định về trích khấu hao nhanh

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh. Tuy nhiên, phải đảm bảo:

- Mức trích khấu hao nhanh tối đa không quá 02 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng.

- Tài sản cố định được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm.

- Công ty phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

Lưu ý: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư Thông tư 45/2013/TT-BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

II. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

1. Quy định chung

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các công ty thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

2. Xác định mức trích khấu hao

Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu:

Mức trích khấu hao

=

Giá trị còn lại của TSCĐ

x

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh (%)

=

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

x

Hệ số điều chỉnh

Trong đó:

- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định:

 

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng(%)

 

 

 

=

 

 

1

 

 

 

x

 

 

 

100

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

- Hệ số điều chỉnh được xác định theo bảng sau:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm)

1,5

Trên 4 năm (t > 4 năm)

2,0

Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm cuối:

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC) là 05 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao luỹ kế cuối năm

1

50.000.000

50.000.000 x 40%

20.000.000

1.666.666

20.000.000

2

30.000.000

30.000.000 x 40%

12.000.000

1.000.000

32.000.000

3

18.000.000

18.000.000 x 40%

7.200.000

600.000

39.200.000

4

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

44.600.000

5

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

50.000.000

Trong đó:

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000). Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000)

III. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

1. Quy định chung

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

2. Xác định mức trích khấu hao

- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, công ty xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.

- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, công ty xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

=

 

Nguyên giá của TSCĐ

Sản lượng theo công suất thiết kế

Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ:

Mức trích khấu hao trong năm của TSCĐ

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng 1

14.000

Tháng 7

15.000

Tháng 2

15.000

Tháng 8

14.000

Tháng 3

18.000

Tháng 9

16.000

Tháng 4

16.000

Tháng 10

16.000

Tháng 5

15.000

Tháng 11

18.000

Tháng 6

14.000

Tháng 12

18.000

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:

- Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3

- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:

Tháng

Sản lượng thực tế tháng
(m3)

Mức trích khấu hao tháng
(đồng)

1

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

2

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

3

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

4

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

5

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

6

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

7

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

8

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

9

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

10

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

11

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

12

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

 

Tổng cộng cả năm

35.437.500

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,013
Bài viết liên quan: