Tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú như thế nào? Xác định cá nhân không cư trú để chịu thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú như thế nào?
Tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:
Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
...
Theo đó, thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công xác định như sau:
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 20%
Tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú như thế nào? Xác định cá nhân không cư trú để chịu thuế thu nhập cá nhân như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định cá nhân không cư trú để chịu thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
...
Như vậy, theo quy định trên thì những đối tượng sau đây phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Trong đó:
- Cá nhân cư trú là người có một trong các điều kiện:
(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày.
(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú;
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế;
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định trên nhưng thực tế họ có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân đó không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện được nêu trên.
Kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú được tính như thế nào?
Tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định như sau:
Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
Theo đó, kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
- Năm 2024 người nước ngoài được ủy quyền quyết toán thuế TNCN khi nào?
- Người nộp thuế nợ thuế bao lâu thì bị cưỡng chế? Có mấy biện pháp cưỡng chế nợ thuế?
- Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ bị phá sản có phải nộp thuế không?
- Cách lưu trữ hóa đơn điện tử đúng quy định? Thời hạn lưu trữ hóa đơn điện tử là bao lâu?
- Tiền quyên góp từ thiện có được trừ khi tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công không?
- Thuế TNCN từ đầu tư vốn là loại thuế khai theo từng lần phát sinh đúng không?
- Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế?
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phải được gửi cho ai?
- Có bao nhiêu loại thuế, khoản thu thuộc ngân sách nhà nước khai thuế theo tháng?
- Cách nộp lệ phí trước bạ ô tô thông qua hệ thống thuế điện tử như thế nào?