Thanh tra nhà nước có thẩm quyền kiến nghị kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế không?
Thanh tra nhà nước có thẩm quyền kiến nghị kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế không?
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được quy định tại Điều 72 Thông tư 80/2021/TT-BTC cụ thể như sau:
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
1. Các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, tần suất kiểm tra, thời gian gửi Quyết định kiểm tra được thực hiện theo điểm a, b, d, đ, e, g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế.
Các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động không phải thực hiện quyết toán thuế nêu tại điểm g khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế:
...
Dẫn chiếu tới điểm a, b, d, đ, e, g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 quy định cụ thể như sau:
Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
...
d) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
e) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
...
2. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không quá 01 lần trong 01 năm.
3. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
...
Theo đó, Thanh tra nhà nước có thẩm quyền kiến nghị kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo kiến nghị của Thanh tra nhà nước được tiến hành không quá 01 lần trong 01 năm.
Đồng thời, quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
Thanh tra nhà nước có thẩm quyền kiến nghị kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế không? (Hình từ Internet)
Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo kiến nghị của Thanh tra nhà nước phải tiến hành trong bao lâu?
Thời gian kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 5 Điều 72 Thông tư 80/2021/TT-BTC cụ thể như sau:
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
...
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
...
b) Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra trừ trường hợp phải bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 06/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc hoãn thời gian kiểm tra.
...
Theo đó, việc kiểm tra theo kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra (trừ trường hợp phải bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế hoặc hoãn thời gian kiểm tra).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước được quy định tại Điều 22 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
- Thực hiện thanh tra hoạt động của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đối với kết luận của Thanh tra nhà nước liên quan đến nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế được quy định như sau:
+ Trường hợp Thanh tra nhà nước trực tiếp thanh tra người nộp thuế theo quy định của Luật Thanh tra có nội dung kết luận về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thì Thanh tra nhà nước phải gửi biên bản hoặc kết luận cho người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thanh tra.
Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kết luận của Thanh tra nhà nước thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kết luận của Thanh tra nhà nước;
+ Trường hợp Thanh tra nhà nước không trực tiếp thanh tra đối với người nộp thuế mà thực hiện thanh tra tại cơ quan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong kết luận thanh tra liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì Thanh tra nhà nước gửi bản trích sao có kết luận liên quan đến nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế để thực hiện.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận của Thanh tra nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế, Thanh tra nhà nước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải nộp.
Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, Thanh tra nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế từ 01/07/2025?
- Có được miễn tiền chậm nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp bất khả kháng?
- Nguyên tắc chung về xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ được quy định như thế nào?
- Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu?
- Thông tư hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 sẽ được trình thông qua trong tháng 5/2025?
- Những nguyên tắc kế toán là gì? Vi phạm nguyên tắc kế toán có bị truy cứu TNHS?
- Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200?
- Hướng dẫn kê khai tờ khai thuế điện tử cho cá nhân kinh doanh thương mại điện tử 2025?
- Countdown là gì? Countdown 2025 diễn ra khi nào? Tiền lương làm việc vào ngày Tết Dương lịch có nộp thuế TNCN không?
- Mẫu đơn đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất là mẫu nào?