Thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời gian nào thì được miễn lệ phí môn bài?
Thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời gian nào thì được miễn lệ phí môn bài?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP về các trường hợp được miễn lệ phí môn bài như sau:
Miễn lệ phí môn bài
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
...
8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
9. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
a) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
b) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
10. Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập
Như vậy, đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời gian miễn lệ phí môn bài thì chi nhánh, văn phòng đại diện đó được miễn lệ phí môn bài.
Bên cạnh đó, thời gian miễn lệ phí môn bài được xác định trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12)
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian được miễn lệ phí môn bài.
Thời gian được miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được tính trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu
Thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời gian nào thì được miễn lệ phí môn bài? (Hình từ Internet)
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:
Mức thu lệ phí môn bài
...
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
d) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
Như vậy, mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình được tính theo mức như sau:
(1) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
(2) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
(3) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
- Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu phải đảm bảo điều gì?
- Mẫu đề nghị đăng ký thành lập Công ty TNHH 02 TV trở lên theo mẫu nào của Thông tư 01?
- Chi phí công ty mua vé tàu, vé xe cho người lao động về quê nghỉ Tết có tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Hoạt động thương mại điện tử là gì? Cá nhân kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử có phải chịu thuế TNCN không?
- Tổ chức thu phí phải quyết toán phí bảo vệ môi trường cho cơ quan thuế khi nào?
- Chủ thầu xây dựng tư nhân khai thuế theo phương pháp nào?
- Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với bài hát hiện nay là bao nhiêu?
- Có bắt buộc lập số hóa đơn khi xuất hóa đơn cho công đoàn cơ sở hay không?
- Hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế trong trường hợp không tiếp tục sử dụng phải xử lý như thế nào?
- Cách tính lệ phí trước bạ xe máy cũ, xe ô tô cũ năm 2025 như thế nào?