Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ ít nhất mấy ngày? Tiền vé xe cho nhân viên về quê nghỉ Tết có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không?

Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ tối thiểu mấy ngày? Công ty chi trả tiền vé xe cho người lao động về quê nghỉ Tết có phải là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Tết Nguyên đán 2025 người lao động được nghỉ tối thiểu mấy ngày?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, Tết Âm lịch hay còn được gọi là Tết Nguyên đán người lao động được nghỉ 05 ngày hưởng nguyên lương, đây được xem là số ngày nghỉ Tết Nguyên đán tối thiểu của người lao động.

Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện thực tế thì hằng năm Thủ tướng Chính phủ quyết định số ngày nghỉ Tết cụ thể.

Trong trường hợp, ngày nghỉ Tết Nguyên đán trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.

Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì lịch nghỉ Tết Nguyên đán sẽ do người sử dụng lao động thông báo đến người lao động, tuy nhiên số ngày nghỉ không được ít hơn ngày nghỉ tối thiểu theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Công ty chi trả tiền vé xe cho người lao động về quê nghỉ Tết có phải là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Công ty chi trả tiền vé xe cho người lao động về quê nghỉ Tết có phải là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)

Công ty chi trả tiền vé xe cho người lao động về quê nghỉ Tết có phải là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
đ.2) Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm.
đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau:
đ.3.1) Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao...) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.
đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...

Như vậy, theo quy định trên, các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương bao gồm các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ lễ, tết,... là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Vì vậy, chi phí mà công ty chi trả tiền vé xe cho người lao động về quê nghỉ Tết thuộc thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiền lương đi làm ngày tết Nguyên đán có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Năm 2025 có 30 tết không? Được nhận tiền lì xì từ người thân ở nước ngoài có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ ít nhất mấy ngày? Tiền vé xe cho nhân viên về quê nghỉ Tết có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không?
Bùi Thị Oanh
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch