Tài sản nào không được kê biên khi cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản?
Những tài sản nào của người nộp thuế không được kê biên khi cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản?
Theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định những tài sản sau đây không được kê biên khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản:
(1) Đối với cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:
- Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
- Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cá nhân, gia đình người bị cưỡng chế.
- Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
- Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
- Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
(2) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:
- Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động.
- Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng; hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Nguyên - vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hóa chất độc hại nguy hiểm không được phép lưu hành.
- Nguyên - vật liệu, bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín.
(3) Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp:
Không kê biên các tài sản được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước mà yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì kê biên các tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn thu đó để thực hiện quyết định cưỡng chế, trừ các tài sản sau đây:
- Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức.
- Nhà trẻ, trường học, các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của cơ quan, tổ chức.
- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Trụ sở làm việc.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng.
Theo đó, khi cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì sẽ không được kê biên những tài sản nêu trên của người nộp thuế.
Những tài sản nào của người nộp thuế không được kê biên khi cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản? (Hình từ Internet)
Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản là ai?
Theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản bao gồm:
Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
1. Đối tượng áp dụng
a) Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
b) Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản là người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 hoặc đã áp dụng nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ, hoặc thuộc trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau.
- Quy định về thẻ đảng viên mới nhất 2025? Làm mất thẻ đảng viên có bị kỷ luật không? Mức đóng đảng phí đảng viên hưởng lương BHXH?
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là gì?
- Mức thu thuế môn bài đối với văn phòng đại diện là bao nhiêu? Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động khi nào?
- Đối tượng và mức đóng đảng phí 2025 theo Quyết định 342 của Bộ Chính trị quy định thế nào?
- Giá vàng hôm nay 6/2 mùng 9 2025? Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu có được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Đương nhiên giải mật bí mật nhà nước về thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng khi nào? Mức trích nộp đảng phí ở ngoài nước?
- Đã nghỉ việc có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2025 không?
- Chính thức tăng lệ phí trước bạ xe ô tô điện từ tháng 3 năm 2025 không?
- Kiểm kê tài sản công chưa được theo dõi trên sổ kế toán như thế nào?
- Điều kiện nào để nhà ở đang trả góp có thể tham gia góp vốn thành lập công ty?