Tài khoản 5151 có bao nhiêu tài khoản cấp 3 theo Thông tư 177?

Tài khoản 5151 có bao nhiêu tài khoản cấp 3 theo Thông tư 177? Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 515 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?

Tài khoản 5151 có bao nhiêu tài khoản cấp 3 theo Thông tư 177?

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính như sau:

Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
...
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
...
Tài khoản 5151 có 4 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 51511 - Lãi tiền gửi: Phản ánh số lãi tiền gửi (có kỳ hạn và không có kỳ hạn) từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong kỳ.
+ Tài khoản 51512 - Lãi trái phiếu: Phản ánh số lãi trái phiếu phát sinh trong kỳ.
+ Tài khoản 51513 - Lãi tín phiếu: Phản ánh số lãi tín phiếu phát sinh trong kỳ.
+ Tài khoản 51518 - Lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh các khoản lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn phát sinh trong kỳ, bao gồm cả khoản lãi khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
...

Do đó, tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính có 4 tài khoản cấp 3, cụ thể là:

- Tài khoản 51511 - Lãi tiền gửi: Phản ánh lãi từ tiền gửi (có kỳ hạn và không có kỳ hạn) phát sinh từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

- Tài khoản 51512 - Lãi trái phiếu: Phản ánh lãi từ trái phiếu phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 51513 - Lãi tín phiếu: Phản ánh lãi từ tín phiếu phát sinh trong kỳ.

- Tài khoản 51518 - Lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, bao gồm cả lãi khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư này.

Tài khoản 5151 có bao nhiêu tài khoản cấp 3 theo Thông tư 177?

Tài khoản 5151 có bao nhiêu tài khoản cấp 3 theo Thông tư 177?

Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 515 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Thông tư 177/2015/TT-BTC có hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 515 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:

(1) Kế toán thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:

(i) Kế toán doanh thu lãi tiền gửi có kỳ hạn:

- Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước:

+ Khi chuyển tiền để gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ghi:

Nợ TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn

Có các TK 111, 112 (số tiền thực gửi)

Có TK 33871 - Doanh thu tiền lãi nhận trước (số lãi nhận trước)

+ Định kỳ, tính và phân bổ số lãi nhận trước theo số lãi phải thu từng kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 33871 - Doanh thu tiền lãi nhận trước

Có TK 51511 - Lãi tiền gửi

- Khi khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thu hồi, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn.

- Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi định kỳ:

+ Khi chuyển tiền để gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, căn cứ vào các chứng từ chi tiền, ghi:

Nợ TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn

Có các TK 111, 112 (số tiền thực gửi).

+ Định kỳ nhận lãi tiền gửi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận được bằng tiền)

Nợ TK 1383 - Phải thu lãi tiền gửi (nếu chưa thu tiền)

Có TK 51511 - Lãi tiền gửi.

+ Khi thu được tiền lãi định kỳ, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 1383 - Phải thu lãi tiền gửi

+ Khi khoản tiền gửi có kỳ hạn đến hạn thu hồi, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn.

Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi sau:

+ Khi chuyển tiền để gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, căn cứ vào các chứng từ chi tiền, ghi:

Nợ TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn

Có các TK 111, 112 (số tiền thực gửi).

+ Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 1383 - Phải thu lãi tiền gửi

Có TK 51511 - Lãi tiền gửi.

+ Khi thu hồi khoản tiền gửi có kỳ hạn đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn (số tiền gốc)

Có TK 51511 - Lãi tiền gửi (số tiền lãi của kỳ đáo hạn)

Có TK 1383 - Phải thu lãi tiền gửi (số tiền lãi đã ghi vào doanh thu của các kỳ trước, nhận tiền vào kỳ này).

(ii) Kế toán doanh thu tiền lãi trái phiếu, tín phiếu:

- Khi mua trái phiếu, tín phiếu, các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc mua trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 1282 -Trái phiếu

Nợ TK 1283 - Tín phiếu

Có các TK 111, 112, 331,...

- Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi trước:

+ Khi mua trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 1282 - Trái phiếu

Nợ TK 1283 - Tín phiếu

Có TK 33871 - Doanh thu tiền lãi nhận trước (số lãi nhận trước)

Có các TK 111, 112,...(số tiền thực trả).

+ Định kỳ, tính và phân bổ số lãi trái phiếu, tín phiếu nhận trước theo số lãi phải thu được phân bố cho từng kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 33871 - Doanh thu tiền lãi nhận trước

Có TK 51512 - Lãi trái phiếu

Có TK 51513 - Lãi tín phiếu.

+ Khi thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,... (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị thu hồi hoặc giá thanh lý, nhượng bán và giá trị ghi sổ trái phiếu, tín phiếu) (6351)

Có các TK 1282, 1283 (giá trị ghi sổ)

Có TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (Chênh lệch lớn hơn giữa giá trị thu hồi hoặc giá thanh lý, nhượng bán và giá trị ghi sổ trái phiếu, tín phiếu) (51512, 51513).

- Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi định kỳ:

+ Khi mua trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 1282 - Trái phiếu

Nợ TK 1283 - Tín phiếu

Có các TK 111, 112,...

+ Định kỳ tính lãi trái phiếu, tín phiếu phải thu từng kỳ kế toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận được bằng tiền)

Nợ TK 1384 - Phải thu lãi trái phiếu (nếu chưa thu tiền)

Nợ TK 1385 - Phải thu lãi tín phiếu (nếu chưa thu tiền)

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283) (Phần lãi dồn tích trước khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu)

Có TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (51512, 51513) (phần tiền lãi của kỳ sau khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu).

+ Khi thu được tiền lãi trái phiếu, tín phiếu định kỳ, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 138 - Phải thu khác (1384, 1385).

+ Khi thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,... (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị thu hồi hoặc giá thanh lý, nhượng bán và giá trị ghi số trái phiếu, tín phiếu) (6351)

Có các TK 1282, 1283 (giá trị ghi sổ)

Có TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (Chênh lệch lớn hơn giữa giá trị thu hồi hoặc giá thanh lý, nhượng bán và giá trị ghi sổ trái phiếu, tín phiếu) (51512, 51513).

Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn:

+ Khi mua trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 1282 -Trái phiếu

Nợ TK 1283 - Tín phiếu

Có các TK 111, 112,...

+ Định kỳ tính số lãi phải thu từng kỳ kế toán từ đầu tư trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 1384 - Phải thu lãi trái phiếu

Nợ TK 1385 - Phải thu lãi tín phiếu

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283) (Phần lãi dồn tích trước khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu)

Có TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (51512, 51513) (phần tiền lãi của kỳ sau khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu).

+ Khi thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,... (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ) (6351)

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283) (giá trị ghi sổ)

Có TK 138 - Phải thu khác (1384, 1385) (số tiền lãi đã ghi vào doanh thu của các kỳ trước, nhận tiền vào kỳ này)

Có TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (51512, 51513) (số lãi của kỳ đáo hạn)

Có TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (nếu lãi) (51512, 51513).

(iii) Kế toán lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn:

- Khi mua các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc mua các khoản đầu tư, ghi:

Nợ TK 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112, 331,...

- Khi mua các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ TK 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112,...

- Định kỳ kế toán ghi nhận khoản lãi phải thu từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận được bằng tiền)

Nợ TK 1388 - Phải thu khác (nếu chưa thu tiền)

Có TK 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (Phần lãi dồn tích trước khi đơn vị mua khoản đầu tư)

Có TK 51518 - Lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (phần tiền lãi của kỳ sau khi đơn vị mua khoản đầu tư).

- Khi thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,... (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 63518 - Chi phí hoạt động đầu tư khác (nếu lỗ)

Có TK 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Có TK 51518 - Lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (nếu lãi).

(iv) Định kỳ, ghi nhận khoản lãi tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ghi:

Nợ TK 1383 - Phải thu lãi tiền gửi

Có TK 51511 - Lãi tiền gửi

(v) Kế toán phân phối thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để xác định thu nhập đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG Việt Nam, ghi:

Nợ TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

Có TK 6351 - Chi phí hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

- Cuối tháng hoặc quý, Trụ sở chính căn cứ vào tỷ lệ được phép trích và thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tháng, quý đó để tạm trích và hạch toán vào thu hoạt động tài chính để trang trải chi phí hoạt động, số còn lại trích vào quỹ dự phòng nghiệp vụ, ghi:

Nợ TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

Có TK 5111 - Thu hoạt động tài chính

Có TK 337 - Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

- Cuối năm, căn cứ vào thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của năm, Trụ sở chính xác định số được trích của cả năm từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:

+ Nếu số được trích vào thu hoạt động tài chính để trang trải chi phí hoạt động và quỹ dự phòng nghiệp vụ cả năm lớn hơn số đã tạm trích trong năm, thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

Có TK 5111 - Thu hoạt động tài chính

Có TK 337 - Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

+ Nếu số được trích vào thu hoạt động tài chính để trang trải chi phí hoạt động và quỹ dự phòng nghiệp vụ cả năm nhỏ hơn số đã tạm trích trong năm, thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 5111 - Thu hoạt động tài chính

Nợ TK 337 - Quỹ dự phòng nghiệp vụ

Có TK 5151 - Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

(2) Kế toán doanh thu hoạt động tài chính khác:

(i) Khi nhận được lãi tiền gửi không kỳ hạn, căn cứ vào Giấy báo Có của ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 51581 - Lãi tiền gửi không kỳ hạn.

(ii) Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính liên quan đến hoạt động đầu tư khác ngoài hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138,...

Có TK 51588 - Doanh thu hoạt động tài chính khác.

(iii) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 - Xác định kết quả hoạt động để xác định kết quả hoạt động, ghi:

Nợ TK 5158 - Doanh thu hoạt động tài chính khác

Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

Tài khoản 5151
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài khoản 5151 có bao nhiêu tài khoản cấp 3 theo Thông tư 177?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch