Quy trình kết nạp Đảng viên được tiến hành như thế nào? Đối tượng nào phải đóng Đảng phí hàng tháng?
Quy trình kết nạp Đảng viên được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên.
Theo đó, quy trình kết nạp Đảng viên được tiến hành qua các bước như sau:
(1) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng: Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp;
(2) Đơn xin vào Đảng: Theo đó, Người vào Đảng sau khi học bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì phải tự làm đơn xin vào Đảng. Theo đó, nội dung đơn xin vào Đảng trình bày rõ những nhận thức của bản thân về mục đích, lý tưởng của Đảng và nguyên do xin vào Đảng;
Theo đó, người vào Đảng có thể tham khảo mẫu đơn xin vào Đảng theo mẫu đơn dưới đây:
(3) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ý lịch của người vào Đảng: Người vào Đảng phải thực hiện việc tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng và trung thực theo quy định và bản thân người vào Đảng phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai
(4) Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng: Theo đó, việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng phải được tiến hành hoạt động thẩm tra với 02 đối tượng được thẩm tra lý lịch bao gồm:
- Người vào Đảng;
- Người thân của người vào Đảng, cụ thể: cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Bên cạnh đó, nội dung thẩm tra lý lịch của người vào Đảng gồm:
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(5) Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú: Theo đó, chi ủy lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú của người vào Đảng sau đó tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ;
(6) Có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên: Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu.
Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên.
(7) Tổ chức lễ kết nạp đảng viên: Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
Quy trình tổ chức chương trình buổi lễ kết nạp Đảng viên bao gồm:
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.
- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.
- Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
Như vậy, quy trình kết nạp Đảng viên được tiến hành thông qua 07 bước cơ bản nêu trên dựa trên hướng dẫn tại Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW về thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên.
Quy trình kết nạp Đảng viên được tiến hành như thế nào? (Hình từ internet)
Những đối tượng nào phải đóng Đảng phí hàng tháng?
Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 342-QĐ/TW quy định về các đối tượng phải đóng Đảng phí hàng tháng cụ thể như sau:
(1) Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
(2) Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
(3) Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế;
(4) Đảng viên nông nghiệp, nông thôn;
(5) Đảng viên là học sinh, sinh viên;
(6) Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; Đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước;
(7) Đảng viên đi du học tự túc; Đảng viên đi xuất khẩu lao động; Đảng viên đi theo gia đình, Đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống;
(8) Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ;
Như vậy, 08 đối tượng nêu trên được quy định tại Mục 1 Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 là các đối tượng phải đóng đảng phí hàng tháng và mức đóng sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể.
- Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội theo quy chế của Bộ Tài chính?
- Hướng dẫn cách tính thuế TNCN với tiền lương làm thêm giờ mới nhất 2025?
- Trúng xổ số có phải nộp thuế TNCN không? Nộp thuế thu nhập cá nhân khi trúng xổ số được quy định như thế nào?
- Lãi suất ngân hàng tiền gửi tiết kiệm tháng 12 Vietcombank bao nhiêu? Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế TNDN?
- Hướng dẫn điền tờ khai bổ sung thuế GTGT theo Thông tư 80?
- Truyền nhận dữ liệu giữa cơ quan thuế và tổ chức được ủy nhiệm thu được quy định như thế nào?
- Thủ tục thêm tên vợ chồng vào sổ đỏ? Lệ phí cấp đổi sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?
- Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích việc ấn định thuế không?
- Công ty cung cấp dịch vụ dùng để khuyến mại có cần xuất hóa đơn không?
- Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được hành nghề ở bao nhiêu đại lý thuế?