Những trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế không cần phải nộp tờ khai hải quan bao gồm?
Những trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế không cần phải nộp tờ khai hải quan bao gồm?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định như sau:
Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế
1. Người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là tờ khai hải quan) khi đề nghị cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trừ trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
2. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế, hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc nộp bản giấy theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Trường hợp theo quy định phải nộp bản chính thì người khai hải quan phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.
Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử và các thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ.
3. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản.
...
Như vậy, những trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế không cần phải nộp tờ khai hải quan bao gồm:
Khi thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Những trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế không cần phải nộp tờ khai hải quan bao gồm? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, chứng tờ khi khai nộp tại cơ quan hải quan có bắt buộc phải là Tiếng Việt không?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định như sau:
Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế
...
3. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, thư điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản.
4. Các chứng từ thuộc hồ sơ nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan, người nộp thuế phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. Đối với trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này, người khai hải quan phải ký tên đóng dấu trên bản dịch.
Do vậy, hồ sơ, chứng từ khi khai nộp tại cơ quan hải quan thì không bắt buộc phải là bản Tiếng Việt. Người nộp hồ sơ, chứng từ tại cơ quan hải quan có thể nộp bản Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.
Lưu ý: Đối với các trường hợp nộp bản Tiếng Anh thì phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch, ngoài ra đối với trường hợp người khai hải quan nộp hồ sơ, chứng từ bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành thì cần phải ký tên và đóng dấu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp pháp trước cơ quan pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp bán hàng nhập lậu có bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không?
- Các trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản?
- Danh sách doanh nghiệp lớn do Cục thuế doanh nghiệp lớn trực tiếp quản lý thuế từ 01/01/2025?
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không có phải là hóa đơn không?
- Có thể dùng phương pháp xé nhỏ để tiêu hủy hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in được không?
- Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính gồm những cơ quan nào? Tổng cục Thuế có thuộc Bộ Tài chính?
- Học sinh các cấp thi cuối học kỳ 1 vào thời gian nào? Trường công lập tổ chức dạy học thêm có phải nộp thuế TNDN không?
- Nghỉ việc có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN?
- Mức thu phí thẩm định giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường đối với hộ kinh doanh tại thị xã là bao nhiêu?
- Người lao động có được phép tạm trú trong khu công nghiệp hay không? Có bắt buộc phải nộp lệ phí đăng ký tạm trú đối với người lao động không?