Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước? Hiện này ngoài Bộ Tài chính còn có bao nhiêu Bộ?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước sau đây:

- Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật đối với cơ quan thuế, hải quan và cơ quan khác được nhà nước giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí hoặc thu khác của ngân sách nhà nước;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước, tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước hoặc bãi bỏ các hình thức xử phạt khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về thuế;

- Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thu, nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các nghiệp vụ: Khai thuế, tính thuế, nộp thuế, phát hành lệnh thu thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan;

- Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật về thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Đánh giá sự phù hợp của chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước với các cơ chế, chính sách khác hiện hành và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)

Chính phủ hiện nay có bao nhiêu Bộ?

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 08/2021/QH15 quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ:
1. Bộ Quốc phòng;
2. Bộ Công an;
3. Bộ Ngoại giao;
4. Bộ Nội vụ;
5. Bộ Tư pháp;
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
7. Bộ Tài chính;
8. Bộ Công Thương;
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
10. Bộ Giao thông vận tải;
11. Bộ Xây dựng;
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường;
13. Bộ Thông tin và Truyền thông;
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
16. Bộ Khoa học và Công nghệ;
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo;
18. Bộ Y tế;
19. Ủy ban Dân tộc;
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
21. Thanh tra Chính phủ;
22. Văn phòng Chính phủ.

Như vậy, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Công an;

- Bộ Ngoại giao;

- Bộ Nội vụ;

- Bộ Tư pháp;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính

- Bộ Công Thương;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bộ Giao thông vận tải;

- Bộ Xây dựng;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ Y tế;

- Ủy ban Dân tộc;

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Thanh tra Chính phủ;

- Văn phòng Chính phủ.

Ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý bao gồm những khoản thu nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước theo Thông tư 80 là mẫu nào?
Pháp luật
Chứng từ để hạch toán Tài khoản 333 - Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác là gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước là mẫu nào?
Pháp luật
Khoản chi đầu tư công trình văn hóa thông tin thuộc ngân sách Nhà nước có phải khấu trừ thuế GTGT không?
Pháp luật
Quy định về hạch toán khoản mua lại công cụ nợ trong nước vào NSNN mới nhất theo Thông tư 79 2021 TT BTC ra sao?
Pháp luật
Cách viết Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Mẫu số C1-02/NS như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Mẫu số C1-02/NS mới nhất?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước là gì? Ngân sách nhà nước gồm những khoản thu chi nào?
Lê Xuân Thành
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch