Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền đối với xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thế nào?
Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền đối với xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thế nào?
Theo Điều 136 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật này.
4. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.
5. Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 và Điều 52 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật này.
6. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.
7. Trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự.
Theo đó nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền đối với xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như sau:
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
- Cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.
Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền đối với xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thù mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như sau:
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019;
- Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019;
- Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế là bao lâu?
Theo Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như sau:
- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
- Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
- Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
- Phương pháp tính thuế tuyệt đối là gì? Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định thế nào?
- Có hóa đơn đầu vào 8% nhưng không có hóa đơn đầu ra 8% thì có chọn Phụ lục giảm thuế GTGT không?
- Quy định về cấp phát chứng thư số trong ngành thuế như thế nào?
- Dự báo thời tiết tết 3 miền trên cả nước trong dịp Tết Ất Tỵ 2025?
- Giấy tờ pháp lý xác định mối quan hệ với người phụ thuộc để đăng ký giảm trừ gia cảnh là gì?
- Công ty vừa có hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa dịch vụ tiêu thụ nội địa có được hoàn thuế GTGT không?
- Việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài khoản VNeID trong thực hiện thủ tục đăng ký thuế thực hiện thế nào?
- Cách viết mẫu 02-ĐK-TCT tờ khai đăng ký thuế cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh theo Thông tư 86?
- Từ 06/02/2025, mã số thuế 10 chữ số, mã số thuế 13 chữ số được cấp cho ai?
- Hướng dẫn điền mẫu 01-ĐK-TCT Thông tư 86 tờ khai đăng ký thuế dùng cho tổ chức?