Nghĩa vụ người nộp thuế là tổ chức phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo Thông tư 86?
Nghĩa vụ người nộp thuế là tổ chức phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Theo Điều 15 Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ về hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn.
2. Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế, bao gồm cả các nghĩa vụ theo mã số thuế nộp thay (nếu có).
3. Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Như vậy, các nghĩa vụ người nộp thuế là tổ chức phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ về hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn.
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế 2019 với cơ quan quản lý thuế, bao gồm cả các nghĩa vụ theo mã số thuế nộp thay (nếu có).
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Các nghĩa vụ người nộp thuế là tổ chức phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế Theo Thông tư 86? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định những trường hợp người nộp thuế được chấm dứt hiệu lực mã số thuế, bao gồm:
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
+ Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
+ Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
+ Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
Thông tư 86/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/02/2025
- Danh mục chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực kế toán do Bộ Tài chính quản lý?
- Mức thu lệ phí môn bài bậc 3 năm 2025 là bao nhiêu?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, học kỳ 2, cả năm? Mức đóng phí Đảng viên đang là học sinh?
- Hành vi che biển số xe có bị xử phạt theo Nghị định 168 không? Lệ phí cấp đổi biển số xe là bao nhiêu?
- Hướng dẫn cách treo cờ Tổ Quốc Tết Âm lịch 2025 đúng cách? Tết Âm lịch có được nộp thuế không?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133?
- Hướng dẫn kê khai bổ sung lệ phí môn bài chi tiết trên HTKK mới nhất năm 2025?
- Địa điểm kinh doanh có phải trụ sở chính của doanh nghiệp không? Địa điểm kinh doanh có được miễn thuế môn bài không?
- Miễn thuế môn bài có phải nộp Tờ khai không? Mẫu Tờ khai miễn thuế môn bài năm 2024?
- Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên doanh dùng để làm gì?