Nghị định 25/2025/NĐ-CP về bộ máy mới của Bộ Nội vụ từ ngày 01/3/2025?

Nghị định 25/2025/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ từ ngày 01/3/2025? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ nội vụ trong việc tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?

Nghị định 25/2025/NĐ-CP về bộ máy mới của Bộ Nội vụ từ ngày 01/3/2025?

Ngày 21/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.

Theo đó, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nội vụ từ 01/03/2025 như sau:

(1) Vụ Tổ chức - Biên chế.

(2) Vụ Chính quyền địa phương.

(3) Vụ Công chức - Viên chức.

(4) Vụ Tổ chức phi chính phủ.

(5) Vụ Cải cách hành chính.

(6) Vụ Công tác thanh niên và Bình đẳng giới.

(7) Vụ Hợp tác quốc tế.

(8) Vụ Tổ chức cán bộ.

(9) Vụ Pháp chế.

(10) Vụ Kế hoạch - Tài chính.

(11) Thanh tra Bộ.

(12) Văn phòng Bộ.

(13) Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

(14) Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.

(15) Cục Việc làm.

(16) Cục Quản lý lao động ngoài nước.

(17) Cục Người có công.

(18) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

(19) Trung tâm Công nghệ thông tin.

(20) Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động.

(21) Tạp chí Tổ chức nhà nước và Lao động.

(22) Báo Dân trí.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 19 đến khoản 22 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ theo quy định.

Nghị định 25/2025/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ từ ngày 01/3/2025?

Nghị định 25/2025/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ từ ngày 01/3/2025?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ nội vụ trong việc tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định như sau:

(1) Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; đề án về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);

(2) Thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của tổ chức thuộc thẩm quyên quyết định của Thủ tướng Chỉnh phủ;

Đề án và dự thảo quyết định của Thú tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;

(3) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phú ký, ban hành;

(4) Hướng dẫn việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quản ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

(5) Hướng dẫn xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật.

Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định vị trí và chức năng như sau:

Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật."
2. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Theo đó, Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính theo quy định trên của pháp luật hiện hành.

2
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch