Mức xử phạt đối với hành vi cho thuê chứng chỉ CPA là bao nhiêu?
Chứng chỉ CPA là gì?
Chứng chỉ CPA (hay Certified Public Accountant) là chứng chỉ dùng để chỉ những chuyên gia kế toán đã đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán được chứng nhận trên toàn cầu, do Bộ Tài chính cấp.
Tại Việt Nam, khoản 2 Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về người dự thi chứng chỉ kế toán viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp theo quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC.
Chứng chỉ CPA là gì? Mức xử phạt đối với hành vi cho thuê chứng chỉ CPA là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với hành vi cho thuê chứng chỉ CPA như thế nào?
Chứng chỉ CPA được xem là chứng chỉ kế toán trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Theo đó, căn cứ vào Điều 21 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kế toán viên;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của người không làm việc hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không đảm bảo là làm toàn bộ thời gian tại đơn vị mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo Chứng chỉ kế toán viên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kế toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chính vì vậy, mức xử phạt đối với hành vi cho thuê Chứng chỉ CPA sẽ là: 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
Mức xử phạt đối với hành vi cho thuê Chứng chỉ CPA sẽ là: 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của người không làm việc hoặc làm việc theo hợp đồng lao động không đảm bảo là làm toàn bộ thời gian tại đơn vị mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kế toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm.
Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là cho thuê Chứng chỉ CPA.
Xem thêm: Tại sao chứng chỉ CPA Việt Nam là tiêu chuẩn vàng trong ngành kế toán?
- Những năm sinh nào có thể bị ngừng giao dịch ngân hàng nếu không làm lại thẻ căn cước công dân?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của ngân hàng BIDV? Ngân hàng thương mại có trách nhiệm bảo mật thông tin của người nộp thuế không?
- Mẫu 20-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế dùng cho người phụ thuộc theo Thông tư 86?
- Cách viết đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử như thế nào?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 cán bộ công chức Tòa án? Mức án phí dân sự vụ án có giá ngạch?
- Chi cục Thuế khu vực quận 7 huyện Nhà Bè làm việc đến mấy giờ?
- Tổng cục thuế công bố danh sách nhà cung cấp nước ngoài chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế?
- Chi tiết lịch âm 2025, lịch dương 2025? Tết Nguyên đán rơi vào ngày nào dương lịch? Đi làm ngày Tết Nguyên đán 2025 có đóng thuế TNCN không?
- Thủ tục giảm thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu năm 2025?
- Tuổi nghỉ hưu sớm từ ngày 01/7/2025 được quy định như thế nào?