Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2025 tính theo công thức nào? Giá gốc hàng tồn kho theo Chuẩn mục kế toán 02 ra sao?
Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo Thông tư 48/2019 gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về Dự phòng giảm giá hàng tồn kho có quy định như sau:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1. Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
...
Theo đó, đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Hàng có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2025 tính theo công thức nào? Giá gốc hàng tồn kho theo Chuẩn mục kế toán 02 ra sao?
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2025 tính theo công thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x | Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho | |
Trong đó:
- Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2025 tính theo công thức nào? Giá gốc hàng tồn kho theo Chuẩn mục kế toán 02 ra sao?
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm những gì theo Chuẩn mục kế toán 02?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC về giá gốc hàng tồn kho như sau:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Trong đó:
- Chi phí mua: Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
- Chi phí chế biến: Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.
- Chi phí liên quan trực tiếp khác: Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
- Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho: Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
+ Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;
+ Chi phí bán hàng;
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí cung cấp dịch vụ: Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan.
Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-2/ngay-05/4-phuong-phap-tinh-gia-tri-hang-ton-kho.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/trich-du-phonghang-ton-kho.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/MST/nop-thue-qua-mang.jpg)
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử?
- Quy định về thẻ đảng viên mới nhất 2025? Làm mất thẻ đảng viên có bị kỷ luật không? Mức đóng đảng phí đảng viên hưởng lương BHXH?
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là gì?
- Mức thu thuế môn bài đối với văn phòng đại diện là bao nhiêu? Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động khi nào?
- Đối tượng và mức đóng đảng phí 2025 theo Quyết định 342 của Bộ Chính trị quy định thế nào?
- Giá vàng hôm nay 6/2 mùng 9 2025? Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu có được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Đương nhiên giải mật bí mật nhà nước về thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng khi nào? Mức trích nộp đảng phí ở ngoài nước?
- Đã nghỉ việc có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2025 không?
- Chính thức tăng lệ phí trước bạ xe ô tô điện từ tháng 3 năm 2025 không?
- Kiểm kê tài sản công chưa được theo dõi trên sổ kế toán như thế nào?