Mẫu Biên bản về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế?
- Mẫu Biên bản về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế?
- Trưởng đoàn thanh tra thuế có được yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật hay không?
- Biện pháp thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế được quy định như thế nào?
Mẫu Biên bản về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế?
Mẫu Biên bản về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế là Mẫu số 07/TTrT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC:
Tải về Mẫu Biên bản về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Mẫu Biên bản về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế? (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra thuế có được yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 117 Luật Quản lý thuế 2019 về nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế:
Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế
1. Trưởng đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra thuế;
b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
d) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
g) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;
l) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
m) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
n) Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 của Luật này.
...
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra thuế có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý.
Biện pháp thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế được quy định như thế nào?
Biện pháp thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 121 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
(1) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp.
(2) Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin đúng nội dung, thời hạn, địa chỉ được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(3) Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp thì người được yêu cầu cung cấp thông tin phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong văn bản để cung cấp thông tin theo nội dung được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể có mặt thì việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản.
Trong quá trình thu thập thông tin bằng trả lời trực tiếp, các thành viên của đoàn thanh tra phải lập biên bản làm việc và được ghi âm, ghi hình công khai.
- Đất vườn có phải là đất nông nghiệp không? Chuyển đổi từ đất vườn lên đất ở nộp lệ phí trước bạ áp dụng mức bao nhiêu?
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế từ 01/07/2025?
- Có được miễn tiền chậm nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp bất khả kháng?
- Nguyên tắc chung về xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ được quy định như thế nào?
- Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu?
- Thông tư hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 sẽ được trình thông qua trong tháng 5/2025?
- Những nguyên tắc kế toán là gì? Vi phạm nguyên tắc kế toán có bị truy cứu TNHS?
- Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200?
- Hướng dẫn kê khai tờ khai thuế điện tử cho cá nhân kinh doanh thương mại điện tử 2025?
- Countdown là gì? Countdown 2025 diễn ra khi nào? Tiền lương làm việc vào ngày Tết Dương lịch có nộp thuế TNCN không?