Lương 30 triệu đồng một tháng đóng thuế TNCN với mức thuế suất thế nào?
Lương 30 triệu đồng một tháng đóng thuế TNCN với mức thuế suất thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Theo đó, khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định:
Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện quy định tại khoản này.
…
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 6 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014 có quy định:
Điều khoản thi hành
...
4. Bãi bỏ các quy định liên quan đến việc xác định thuế đối với cá nhân kinh doanh tại ... khoản 1 Điều 21 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
…
Chiếu theo các quy định đã nêu, có thể thấy rằng biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng cho thu nhập từ lương và tiền công là tổng thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề bắt buộc tham gia bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, cùng các khoản giảm trừ gia cảnh.
Theo đó, biểu thuế luỹ tiến từng phần để xác định mức đóng thuế TNCN được quy định như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Dựa vào biểu thuế trên, cá nhân có mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ có mức từ trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng/tháng sẽ phải đóng thuế TNCN với mức thuế suất là 20%.
Như vậy, cá nhân có thu nhập từ tiền lương 30 triệu đồng một tháng (sau khi trừ các khoản giảm trừ) sẽ đóng thuế TNCN với mức thuế suất là 20%.
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.”
Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đang được áp dụng cho các đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Thu nhập từ tiền lương phải chịu thuế TNCN là những khoản nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định, thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế TNCN bao gồm những khoản sau đây:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, thu nhập từ lương và tiền công sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), bao gồm các khoản lương, tiền công (hoặc các khoản tương tự) cùng với các khoản phụ cấp và trợ cấp.
Tuy nhiên, một số loại phụ cấp và trợ cấp sẽ được miễn thuế TNCN để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là những người gặp khó khăn hoặc làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2025/thang-02/07/mst-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-2/ngay-07/luong-11-trieu.jpg)
- Hướng dẫn kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp mới nhất 2025?
- Toàn văn Nghị định 16/2025/NĐ-CP sửa đổi chế độ chính sách Dân quân tự vệ? Trợ cấp một lần cho dân quân thường trực hoàn thành NQVS có chịu thuế?
- Tổng hợp các lưu ý khi Quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2025? Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2025?
- Tổng quan quy trình khai quyết toán thuế TNCN 2025 cho doanh nghiệp?
- Công ty không phát sinh khấu trừ thuế thì có phải quyết toán thuế TNCN không?
- Hướng dẫn khai thuế cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên Cổng TMĐT HKD 2025?
- Báo cáo thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu - Mẫu số 01B?
- Một nhà thầu có được ghi tên trong nhiều hồ sơ dự thầu?
- Cá nhân không cư trú được lựa chọn kỳ tính thuế TNCN theo năm không?
- Cập nhật biểu thuế xuất nhập khẩu 2025? Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm những gì?