Lễ Vọng Giáng sinh là ngày nào? Làm việc vào ca đêm lễ Vọng Giáng sinh có phải tính thuế TNCN không?
Lễ Vọng Giáng sinh là ngày nào?
Lễ Giáng sinh còn được gọi là Noel. Đây được xem là một ngày kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời là một trong những dịp lễ quan trọng của đạo Công giáo. Ngày lễ Giáng sinh được diễn ra hằng năm từ thời điểm vào đêm 24 tháng 12 và kéo dài đến hết ngày 25 tháng 12.
Lễ Giáng sinh kéo dài trong hai ngày, bắt đầu với Lễ Vọng vào đêm ngày 24/12/2024 và đến hết ngày lễ chính thức 25/12/2024. Đây là dịp để gia đình, bạn bè sum vầy, gặp mặt cùng nhau chia sẻ những niềm vui, khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống.
Theo đó, Lễ Vọng Giáng sinh là đêm trước ngày lễ Giáng sinh rơi vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng với nhiều hoạt động chuẩn bị, chào mừng Chúa Jesus ra đời.
Thời điểm này được xem là một trong những dịp lễ hội văn hóa quan trọng nhất trong đạo Công giáo tại phương tây và ngày nay đã trở thành lễ hội lớn được hưởng ứng ở nhiều quốc gia.
Căn cứ theo lịch vạn niên 2024, lễ Vọng Giáng sinh 2024 sẽ rơi vào tối thứ ba, ngày 24/12/2024 Dương lịch nhằm 24/11/2024 Âm lịch.
Lễ Vọng Giáng sinh là ngày nào? Làm việc vào ca đêm lễ Vọng Giáng sinh có phải tính thuế TNCN không? (Hình từ internet)
Lương làm việc vào ca đêm lễ Vọng Giáng sinh có phải tính thuế TNCN không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Theo đó, thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Bên cạnh đó, làm việc vào ban đêm hay được gọi là làm việc vào ca đêm được tính giờ làm việc vào ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau (căn cứ theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019)
Đồng thời, tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
...
Theo đó, tiền lương của người lao động làm vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về thu nhập chịu thuế TNCN như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động là một trong những khoản thu nhập phát sinh thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.
Theo đó, lương làm việc vào ca đêm là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được. Do đó, khoản thu nhập từ lương làm vào ca đêm cũng được xem là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
Như vậy, lương làm việc vào ca đêm lễ vọng Giáng sinh vẫn phải tính thuế TNCN do lương làm việc vào ca đêm lễ vọng Giáng sinh là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
- Người nhận thừa kế quyền sở hữu nhà có phải nộp thuế TNCN không?
- Phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng nếu vi phạm về chơi hụi?
- Giải quyết thủ tục đăng ký thuế theo quy trình dự phòng từ ngày 06/02/2025 trong trường hợp nào?
- Mã chương 151 là gì? Tổ chức nào nộp thuế hạch toán vào mã chương 151?
- Nguyên tắc kế toán Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 200?
- Ngày vía Thần Tài 2025 là ngày nào? Nhận quà tặng là vàng vào ngày vía thần tài có đóng thuế TNCN không?
- Hướng dẫn tính doanh thu tính thuế cho thuê tài sản của cá nhân năm 2025 như thế nào theo TT40?
- Nguyên tắc kế toán tài khoản 155 theo Thông tư 200? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán 155?
- Công ty thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2025 cho người lao động chậm nhất là ngày nào?
- Thời hạn nộp thuế bảo vệ môi trường 2025 là khi nào?