Khởi kiện 2 bị đơn mà các bị đơn cư trú ở các nơi khác nhau thì kiện tại Tòa nào?

Quyền khởi kiện vụ án dân sự? Khởi kiện 2 bị đơn mà các bị đơn có nơi cư trú khác nhau thì kiện tại Tòa nào? Mức tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án được quy định như thế nào?

Quyền khởi kiện vụ án dân sự được quy định như thế nào?

Quyền khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khởi kiện 2 bị đơn mà các bị đơn có nơi cư trú khác nhau thì kiện tại Tòa nào?

Theo điểm h khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
...
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi người khởi kiện 2 bị đơn mà các bị đơn cư trú khác nhau thì người khởi kiện có thể chọn Tòa án một trong các nơi bị đơn cư trú để giải quyết vụ án.

Khởi kiện 2 bị đơn mà các bị đơn cư trú ở các nơi khác nhau thì kiện tại Tòa nào?

Khởi kiện 2 bị đơn mà các bị đơn cư trú ở các nơi khác nhau thì kiện tại Tòa nào? (Hình từ Internet)

Có những loại án phí nào trong vụ án dân sự và nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí ra sao?

(1) Những loại án phí trong vụ án dân sự:

Căn cứ theo Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định những loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

- Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

- Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

- Án phí dân sự phúc thẩm.

(2) Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí trong vụ án dân sự:

Căn cứ theo Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án dân sự sơ thẩm như sau:

- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

- Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

- Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

- Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

- Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Căn cứ theo Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án dân sự phúc thẩm như sau:

Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.

Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án cụ thể như sau:

- Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

- Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

- Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

- Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

- Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.

- Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.

Người khởi kiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khởi kiện 2 bị đơn mà các bị đơn cư trú ở các nơi khác nhau thì kiện tại Tòa nào?
Trần Phú Lộc
249
Tư vấn pháp luật mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch