Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng kéo dài trong thời gian bao lâu?

Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng kéo dài trong thời gian bao lâu? Nếu kéo dài hơn thời gian quy định có bị phạt không? Nội dung, chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng?

Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng kéo dài bao lâu?

Theo Điều 3 Thông tư 199/2011/TT-BTC về hình thức tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng như sau:

Hình thức tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng
Việc tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng có thể được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ cho một khóa học nhưng thời gian học thực tế của một khoá học tối đa không quá 6 tháng và phải đảm bảo đủ thời gian, học đủ nội dung chương trình theo quy định tại Thông tư này.
Một lớp học của khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng tối đa không quá 100 học viên.

Như vậy, khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng chỉ được kéo dài tối đa 6 tháng và phải đảm bảo đủ thời gian, học đủ nội dung chương trình theo quy định.

Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng kéo dài trong thời gian bao lâu?

Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng kéo dài trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)

Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng quá thời gian quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với số lượng học viên/1 lớp không đúng quy định;
b) Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian quá 6 tháng.
...

Theo đó, nếu tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng quá thời gian quy định thì sẽ bị phạt cảnh cáo, không bị phạt tiền.

Nội dung, chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Thông tư 199/2011/TT-BTC quy định nội dung, chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng như sau:

(1) Kế toán trưởng cho đơn vị kế toán nhà nước:

Thời gian toàn khoá: 4 tuần (kể cả thời gian thi)

(4 tuần x 6 ngày x 8 giờ = 192 giờ. Một giờ được tính là 50 phút học và 10 phút nghỉ giải lao).

- Phần Kiến thức chung:

+ Chuyên đề 1:

Pháp luật về kinh tế áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước:

16 giờ

+ Chuyên đề 2:

Tổ chức quản lý dự toán, cấp phát, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN:

16 giờ

+ Chuyên đề 3:

Mở và quản lý tài khoản, kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước:

08 giờ

+ Chuyên đề 4:

Tài chính các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN:

20 giờ

+ Ôn tập và thi Phần I:

08 giờ



Cộng Phần I:

68 giờ

- Phần kiến thức nghiệp vụ:

+ Chuyên đề 5:

Pháp luật về kế toán, tổ chức công tác kế toán, vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng:

24 giờ

+ Chuyên đề 6:

Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc:

16 giờ

+ Chuyên đề 7:

Kế toán đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN:

24 giờ

+ Chuyên đề 8:

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị hành chính sự nghiệp:

24 giờ

+ Chuyên đề 9:

Phân tích báo cáo tài chính đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN:

16 giờ

+ Chuyên đề 10:

Kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi NSNN và đơn vị hành chính sự nghiệp:

12 giờ

+ Ôn tập và thi Phần II:

08 giờ



Cộng Phần II:

124 giờ


Tổng cộng:

192 giờ

(2) Kế toán trưởng cho đơn vị kế toán doanh nghiệp

Thời gian toàn khoá: 6 tuần (kể cả thời gian thi)

(6 tuần x 6 ngày x 8 giờ = 288 giờ. Một giờ được tính là 50 phút học và 10 phút nghỉ giải lao).

- Phần kiến thức chung:

+ Chuyên đề 1:

Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp:

24 giờ

+ Chuyên đề 2:

Quản lý tài chính doanh nghiệp:

20 giờ

+ Chuyên đề 3:

Pháp luật về thuế:

24 giờ

+ Chuyên đề 4:

Thẩm định dự án đầu tư:

12 giờ

+ Chuyên đề 5:

Quan hệ tín dụng, thanh toán và bảo lãnh giữa doanh nghiệp với Ngân hàng và Tổ chức tài chính:

16 giờ

+ Ôn tập và thi Phần I:

08 giờ



Cộng Phần I:

104 giờ

- Phần kiến thức nghiệp vụ:

+ Chuyên đề 6:

Pháp luật về kế toán:

16 giờ

+ Chuyên đề 7:

Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng doanh nghiệp:

16 giờ

+ Chuyên đề 8:

Kế toán tài chính doanh nghiệp (kể cả kế toán đặc thù):

40 giờ

+ Chuyên đề 9:

Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp:

36 giờ

+ Chuyên đề 10:

Báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp:

40 giờ

+ Chuyên đề 11:

Kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp

28 giờ

+ Ôn tập và thi Phần II:

08 giờ



Cộng Phần II:

184 giờ


Tổng cộng:

288 giờ

Ngoài ra, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức khoá học có thể điều chỉnh nội dung, chương trình từng khoá học cho phù hợp với đối tượng học viên nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản và thời gian khoá học theo quy định.

Kế toán trưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế toán trưởng là ai? Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng là gì?
Pháp luật
Không có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng thì có thể hành nghề kế toán trưởng không?
Pháp luật
Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng kéo dài trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế toán, kế toán trưởng không?
Pháp luật
Ký thừa ủy quyền là gì? Kế toán trưởng có được ký thừa ủy quyền của người đứng đầu doanh nghiệp trên chứng từ kế toán không?
Nguyễn Bảo Trân
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch