Khi giao dịch với cơ quan thuế bằng văn bản thì được sử dụng những ngôn ngữ nào?
Khi giao dịch với cơ quan thuế bằng văn bản thì được sử dụng những ngôn ngữ nào?
Căn cứ Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế
Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư này.
Như vậy, theo căn cứ trên thì ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng việt. Tài liệu bằng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Khi giao dịch với cơ quan thuế bằng văn bản thì được sử dụng những ngôn ngữ nào? (Hình từ internet)
Cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế cụ thể như sau:
(1) Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(3) Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
(4) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.
(5) Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
(7) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
(8) Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có yêu cầu.
(9) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(10) Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(11) Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Cơ quan quản lý thuế có quyền hạn ra sao?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyền hạn của cơ quan quản lý thuế gồm:
(1) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
(2) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
(3) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
(4) Ấn định thuế.
(5) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
(6) Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
(7) Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(8) Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.
(9) Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.
(10) Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PVT_MST/ngay-23-thang-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PVT_MST/mung-4-tet.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PVT_MST/ngay-26-tet.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/co-quan-thue-truy-cap.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/nguyen-tac-lam-viec-cqt.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-12/18/tra-lai-tren-tien-thue-nop-thua.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-12/06/co-quan-thue-quan-ly-truc-tiep.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LXT/PHUONG-PHAP-TINH-THUE.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/LVPD/yeu-cau-boi-thuong-nha-nuoc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/191124/thanh-tra-thue.jpg)
- Các trường hợp hộ kinh doanh dạy thêm được miễn lệ phí môn bài?
- Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2025 theo Quyết định 77?
- Tổng hợp các trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Hướng dẫn làm trợ cấp thất nghiệp năm 2025? Tiền trợ cấp thất nghiệp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Bảng giá tính thuế tài nguyên tỉnh Nghệ An đang áp dụng năm 2025?
- Phương thức tuyển sinh 2025 Đại học Kinh tế TP HCM? Thu nhập từ học bổng có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Báo cáo hàng tồn kho của doanh nghiệp là báo cáo các loại tài sản nào?
- Nguyên tắc kế toán Tài khoản 334 - Phải trả người lao động theo Thông tư 200? Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 334?
- Từ 18/2/2025, có còn miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ không?
- Đã có dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 10 về lệ phí trước bạ?