Kế hoạch 51/KH-UBND 2025 kiểm tra Cục thuế Hà Nội và 10 Chi cục thuế trực thuộc?
Kế hoạch 51/KH-UBND kiểm tra Cục thuế Hà Nội và 10 Chi cục thuế trực thuộc?
Ngày 19/02/2025, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2025 Kế hoạch kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực thuế trên trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Tải về
Theo Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2025, Kế hoạch kiểm tra về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực thuế trên trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025 cụ thể như sau:
(1) Nội dung kiểm tra:
Việc quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
- Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thuế tại địa bàn, lĩnh vực quản lý;
- Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
- Công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;
- Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị;
- Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính;
- Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
- Tổng số vụ vi phạm bị phát hiện; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt
- Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
(2) Đối tượng kiểm tra:
Cục thuế Hà Nội và các Chi cục thuế: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu giấy, Đống Đa, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm, Long Biên, Chi Cục thuế khu vực Thạch Thất, Quốc Oai.
Trường hợp các cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra có sự thay đổi về tên gọi, tổ chức do thực hiện việc sát nhập, sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên thì đối tượng kiểm tra là đơn vị mới kế thừa quyền và nghĩa vụ của đơn vị bị sát nhập và là đối tượng kiểm tra.
(3) Thời gian, thời kỳ kiểm tra:
- Thời gian kiểm tra: Quý III năm 2025.
- Thời kỳ kiểm tra: Từ 01/01/2024 đến 30/12/2024
Xem chi tiết tại Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2025 Kế hoạch kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực thuế trên trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Tải về
Kế hoạch 51/KH-UBND kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực thuế trên trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
- Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, không trùng lặp với hoạt động thanh tra, kiểm tra khác đối với một đơn vị trong cùng thời gian; không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Kết hợp giữa việc tự kiểm tra của đối tượng được kiểm tra với việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Kết luận kiểm tra phải được đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành đầy đủ và đúng thời hạn. Các sai phạm, kiến nghị, yêu cầu trong kết luận kiểm tra phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng việc và tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm.
Kết luận kiểm tra phải được người có thẩm quyền kiểm tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng được kiểm tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn, lãnh thổ.

- Ai được xét đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2025?
- Người lái xe ô tô chở người trên buồng lái quá số lượng quy định bị phạt bao nhiêu?
- Hướng dẫn Tổng kiểm kê tài sản công năm 2025 theo Công văn 1818 của Bộ Tài chính?
- Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN khác nhau thế nào? Một số công thức tính thuế TNCN từ các nguồn thu nhập khác nhau?
- Công văn 757 2025 TCT thông báo tạm ngưng hệ thống hóa đơn điện tử đến khi nào?
- Địa chỉ Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa? Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế có chức năng gì?
- Nghị quyết 178/2025/QH15 tổ chức 8 cơ quan của Quốc hội từ 18/02/2025? Quy trình đề nghị xây dựng Luật Thuế trình Quốc hội?
- Mức phạt chậm quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2025 của doanh nghiệp?
- Chuyên gia được thuê hỗ trợ hoạt động của nhà nước trên môi trường điện tử được hưởng chế độ gì?
- Hiện nay thuế giá trị gia tăng có bao nhiêu mức thuế suất năm 2025?