Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xe ô tô mới nhất?
Điều kiện kinh doanh nhập khẩu xe ô tô là gì?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Theo đó, điều kiện kinh doanh nhập khẩu xe ô tô của doanh nghiệp bao gồm:
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
- Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Một số lưu ý về kinh doanh nhập khẩu xe ô tô:
- Chỉ doanh nghiệp mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
- Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được cấp. Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu ô tô tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xe ô tô mới nhất (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xe ô tô gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, cụ thể gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP: 01 bản chính;
Mẫu số 05: Tải về
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu ô tô, cụ thể:
+ Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định: 01 bản sao.
+ Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xe ô tô như thế nào?
Cũng theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 116/2017/NĐ-CP thì thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô được thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện kinh doanh nhập khẩu xe ô tô nêu trên. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

- Mẫu bảng cân đối kế toán năm áp dụng cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
- Tài khoản 642 có bao nhiêu tài khoản cấp 2 theo Thông tư 177?
- Hình thức phối hợp giữa Bộ Công an và Kiểm toán Nhà nước trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán?
- Hàng hóa để phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai có được miễn thuế xuất nhập khẩu không?
- Thiết bị y tế có được phải đóng thuế GTGT không? Dịch vụ y tế nào thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT từ ngày 01/7/2025?
- Nguyên tắc kế toán tài khoản 642 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định như thế nào?
- Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài được quy định như thế nào?
- Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán như thế nào? Có được tẩy xóa chứng từ kế toán không?
- Đến khi nào hết thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2025? Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3A hồ sơ đấu thầu qua mạng đối với gói thầu xây lắp giai đoạn một túi hồ sơ?