Hồ sơ khai thuế khoán cho hộ gia đình gồm những loại giấy tờ nào?

Hồ sơ khai thuế khoán cho hộ gia đình gồm những gì? Mức thuế khoán được quy định ra sao?

Hồ sơ khai thuế khoán cho hộ gia đình gồm những loại giấy tờ nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về hồ sơ khai thuế khoán bao gồm những loại giấy tờ như sau:

(1) Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP là Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

(2) Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:

- Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;

- Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

- Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như:

+ Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước;

+ Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu;

+ Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước;

+ Tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;...

Hồ sơ khai thuế khoán cho hộ gia đình gồm những loại giấy tờ nào?

Hồ sơ khai thuế khoán cho hộ gia đình gồm những loại giấy tờ nào? (Hình từ internet)

Mức thuế khoán được xác định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
...
9. “Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Theo đó, phương pháp khoán là phương pháp tính thuế dựa trên tỷ lệ doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán

Bên cạnh đó, mức thuế khoán được giải thích là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được xác định theo Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về mức thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế như sau:

Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
1. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Như vậy, mức thuế khoán được cơ quan thuế xác định theo phương pháp khoán thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ

Ngoài ra, mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn

* Lưu ý: trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán

Nguyễn Ánh Linh
Hồ sơ khai thuế khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ khai thuế khoán cho hộ gia đình gồm những loại giấy tờ nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định doanh thu và mức thuế khoán với hộ khoán?
Pháp luật
Chậm nộp hồ sơ khai thuế khoán bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xem lịch âm tháng 11 năm Giáp Thìn 2024? Hạn chót nộp hồ sơ khai thuế khoán là ngày nào?
Pháp luật
Hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán năm 2025 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch