Hành vi nào là vi phạm thủ tục thuế? Quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào?

Hành vi nào là hành vi vi phạm thủ thuế? Trường hợp nào không xử phạt đối với hành vi vi phạm đó? Quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân về thuế như thế nào?

Những hành vi nào là vi phạm thủ tục thuế?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:

- Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế;

- Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này;

- Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật Hải quan;

- Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định;

- Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

- Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 cũng quy định rõ không xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế trong các trường hợp:

- Người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

- Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn;

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.

Hành vi nào là vi phạm thủ tục thuế? Quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào?

Hành vi nào là vi phạm thủ tục thuế? Quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào?

Quyền khiếu nại, tố cáo về thuế của cá nhân được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 147 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyền khiếu nại, tố cáo về thuế như sau:

Khiếu nại, tố cáo
1. Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Theo đó, người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế thế nào?

Căn cứ tại Điều 149 Luật Quản lý thuế 2019 có nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế như sau:

Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.

Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người giải quyết khiếu nại thực hiện tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan, bao gồm cả khiếu nại lần đầu. Khi thực hiện việc tham vấn, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định thành lập Hội đồng tham vấn. Hội đồng tham vấn hoạt động theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số.

Kết quả biểu quyết là cơ sở để thủ trưởng cơ quan quản lý thuế tham khảo khi ra quyết định xử lý khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định xử lý khiếu nại.

Vi phạm thủ tục thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các hành vi nào là hành vi vi phạm thủ tục thuế?
Pháp luật
Hành vi vi phạm thủ tục thuế nào không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế?
Pháp luật
Hành vi nào là vi phạm thủ tục thuế? Quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch