Hàng hóa nhập khẩu không được hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào theo quy định?
Hàng hóa nhập khẩu không được hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào theo quy định?
Tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC và Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC có quy định như sau:
Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT
...
4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
...
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
...
Theo đó, cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu không được hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Công thức tính giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu?
Tại Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về giá tính thuế như sau:
Giá tính thuế
...
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
...
Như vậy, giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu được tính theo công thức sau:
Giá tính thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT = giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu (xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm).
Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất như thế nào?
Việc phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
(1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính.
Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.
(2) Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định tại điểm (1) mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.
(3) Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định tại điểm (1) và (2) nêu trên là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.
Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.
- Người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng không?
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài có được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0% không?
- Có phải đóng thuế TNCN thu nhập từ chứng khoán trên sàn nước ngoài không?
- Đại lý thuế có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Tiểu mục thuế môn bài hộ kinh doanh năm 2025?
- Hành vi nào của công chức thuế bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
- Những người không được làm kế toán bao gồm những ai?
- Những tài liệu kế toán nào phải lưu trữ tối thiểu 5 năm?
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn có được gia hạn nộp thuế GTGT kỳ tháng 5 không?
- Những tài liệu kế toán nào phải được lưu trữ vĩnh viễn? Tài liệu kế toán được lưu trữ tại đâu?