Đối tượng nào sẽ không chịu thuế bảo vệ môi trường?

Đối tượng nào sẽ không chịu thuế bảo vệ môi trường? Tính thuế bảo vệ môi trường theo công thức nào?

Đối tượng nào sẽ không chịu thuế bảo vệ môi trường?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường gồm:

(1) Hàng hóa không quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

(2) Hàng hóa quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.

Đối tượng nào sẽ không chịu thuế bảo vệ môi trường?

Đối tượng nào sẽ không chịu thuế bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)

Tính thuế bảo vệ môi trường theo công thức nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Trong đó:

(1) Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế.

- Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hóa tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế

=

Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho

x

Tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch;

Đồng thời có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn có gốc hoá thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng với tờ khai thuế của tháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ lệ) nhiên liệu hỗn hợp.

- Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

(Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC được bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 159/2012/TT-BTC)

(2) Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

(Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 106/2018/TT-BTC)

Thuế bảo vệ môi trường được hoàn trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 152/2011/TT-BTC, thuế bảo vệ môi trường được hoàn trong trường hợp sau:

Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài.

Thứ hai, hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.

Thứ tư, hàng nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu (kể cả trường hợp trả lại hàng) ra nước ngoài được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp đối với số hàng tái xuất ra nước ngoài.

Thứ năm, hàng tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng hoá khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.

Lưu ý: Việc hoàn thuế bảo vệ môi trường trên chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu. Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với hàng xuất khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thuế bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường là khi nào? Khai thuế bảo vệ môi trường theo tháng quý?
Pháp luật
Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ tính thuế đối với xăng dầu được tính như thế nào?
Pháp luật
Xăng dầu không phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp nào?
Pháp luật
Xăng dầu có thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường hay không?
Pháp luật
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế trực thu hay thuế gián thu? Hàng hóa nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Loại thuốc diệt cỏ nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường? Mức thuế bảo vệ môi trường với thuốc diệt cỏ là bao nhiêu?
Pháp luật
Đối tượng nào sẽ không chịu thuế bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Những loại than đá nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường? Mức thuế đối với than đá hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Thuốc diệt cỏ phải chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Pháp luật
Mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch