Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 về những trường hợp phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
...
Như vậy, việc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không thuộc một trong những trường hợp phải tạm thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Do đó, doanh nghiệp thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan thì không phải tạm thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp hồ sơ khai thuế?
Theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh như sau:
Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
…
2. Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
d) Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
…
Như vậy, trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 về tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau:
Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
…
Như vậy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Bên cạnh đó, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
- Những người nào không được đăng ký hành nghề kiểm toán?
- Muốn buôn bán thuốc thú y thì cần điều kiện gì? Cơ sở bán thuốc thú y có phải nộp lệ phí môn bài hay không?
- Hóa đơn điện tử tài sản công được quy định như thế nào?
- Tiền mua vé máy bay cho người lao động nước ngoài về phép có tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Đơn vị tổ chức liveshow ca nhạc có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Thu nhập phát sinh từ đồng tiền Bitcoin có phải nộp thuế TNCN không?
- Việc tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường được quy định như thế nào?
- Mở kỳ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì?
- Nếu không có đơn đề nghị, người cao tuổi có được xem xét miễn án phí không?
- Thuế sử dụng đất ở nhà chung cư được tính như thế nào? Thời hạn sử dụng nhà chung cư là khi nào?