Có tính thuế thu nhập cá nhân đối với trợ cấp thôi việc không?
Có tính thuế TNCN với trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
…
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Bên cạnh đó, tại Công văn 6553/CT-TTHT năm 2018 có hướng dẫn về nội dung nêu trên như sau:
- Đối với khoản trợ cấp thôi việc chi trả theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Bộ Luật Lao động 2019 thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.
- Đối với khoản tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc (ngoài quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Bộ Luật Lao động 2019), tiền thưởng, tiền nghỉ phép chưa sử dụng nếu từ 2.000.000 đồng trở lên thì Văn phòng khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
Người lao động cần đáp ứng điều kiện gì để được hưởng trợ cấp thôi việc?
Căn cứ Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, để được hưởng trợ cấp thôi việc thì người lao động phải thỏa mãn các điều kiện như sau:
- Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
- Hợp đồng lao động chấm dứt thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019.
- Người lao động không thuộc các trường hợp như sau:
+ Đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Giấy tờ để xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
Theo đó, hiện nay, giấy tờ để xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động là một trong các loại giấy tờ sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
- Ngày 25 Âm lịch là ngày mấy Dương lịch 2025? Ngày 25 Âm lịch cán bộ, công chức thuế nghỉ tết chưa?
- Trình tự, thủ tục đề nghị cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như thế nào?
- Lương tối thiểu vùng 2025 Bà Rịa Vũng Tàu là bao nhiêu?
- 1 CCCD đăng ký được bao nhiêu mã số thuế?
- Tổng hợp chính sách thuế mới áp dụng sau Tết Âm lịch 2025?
- Tổng hợp Danh mục mã chương nộp thuế mới nhất 2025 theo Thông tư 324 và Thông tư 84/2024?
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 2025 sử dụng mẫu nào?
- Có được ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính không?
- Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, thu nhập khi nợ thuế là bao nhiêu?
- Từ 2025, chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy sẽ bị phạt tiền đến 14 triệu đồng? Con dưới bao nhiêu tuổi thì được làm người phụ thuộc?