Cơ quan quản lý thuế có buộc giải thích về việc tính thuế cho người nộp thuế không?

Cơ quan quản lý thuế có buộc phải giải thích về tính thuế cho người nộp thuế không? Cơ quan quản lý bao gồm những cơ quan nào? Trường hợp nào được công khai thông tin của người nộp?

Cơ quan quản lý thuế có buộc phải giải thích về việc tính thuế cho người nộp thuế không?

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về quyền của người nộp thuế như sau:

Quyền của người nộp thuế
1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019 cũng có quy định cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Theo đó, có thể thấy, việc yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc một trong những quyền của người nộp thuế.

Cơ quan quản lý thuế có buộc giải thích về việc tính thuế cho người nộp không?

Cơ quan quản lý thuế có buộc giải thích về việc tính thuế cho người nộp không? (Hình từ Internet)

Cơ quan quản lý thuế bao gồm những cơ quan nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, cơ quan quản lý thuế là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan quản lý thuế gồm những cơ quan như sau:

- Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.

- Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.

Trường hợp nào cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin của người nộp thuế? Công khai qua những hình thức nào?

Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, khi thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì sẽ công khai thông tin người nộp thuế, cụ thể:

Công khai thông tin người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp sau:
a) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
b) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
c) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
d) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
đ) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
e) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
g) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
h) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
i) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung và hình thức công khai
a) Nội dung công khai
Thông tin công khai bao gồm: Mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai. Tùy theo từng trường hợp cụ thể cơ quan quản lý thuế có thể công khai chi tiết thêm một số thông tin liên quan của người nộp thuế.
b) Hình thức công khai
b.1) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp;
b.2) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
b.3) Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế;
b.4) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật;
b.5) Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan.

Theo đó, khi thuộc một trong những trường hợp đã nêu tại khoản 1 Điều Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như trốn thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hơn 90 ngày, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ...thì cơ quan quản lý thuế có thể công khai thông tin của người nộp thuế.

Thông tin công khai thường sẽ bao gồm mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai.

Về hình thức công khai sẽ bao gồm 05 hình thức như sau:

- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp.

- Trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế.

- Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định.

- Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan.

Lưu ý: Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà cơ quan quản lý thuế có thể công khai chi tiết thêm một số thông tin liên quan của người nộp thuế.

Cơ quan quản lý thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế bao gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích nội dung quyết định xử lý thuế không?
Pháp luật
11 nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế là gì? Cơ quan quản lý thuế bao gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Cơ quan quản lý thuế có buộc giải thích về việc tính thuế cho người nộp thuế không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch