Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?

Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?

Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?

Theo khoản 5 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC có quy định về việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN như sau:

Việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN sẽ được tiếp tục thực hiện theo Thông tư 37/2010/TT-BTCQuyết định 102/2008/QĐ-BTC đến hết ngày 30/6/2022.

Trường hợp các tổ chức khấu trừ thuế TNCN đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì được áp dụng hình thức chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01/7/2022 và thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn của Thông tư 37/2010/TT-BTC.

Như vậy, theo quy định trên thì từ ngày 01/7/2022, tất cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều phải chuyển sang sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN.

Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế có chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;

Đồng thời, căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về hoá đơn, chứng từ ghi nhận các nội dung như sau:

Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Chứng từ và biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ và chính xác các nội dung của chứng từ, đồng thời đảm bảo không dẫn tới những cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được qua phương tiện điện tử.

Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?

Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử? (Hình từ Internet)

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN được cấp khi nào?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế như sau:

Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.

Căn cứ các quy định nêu trên, tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức khấu trừ thuế phải lập chứng từ và giao cho người có thu nhập bị khấu trừ hoặc khi người này có yêu cầu.

Cụ thể cá nhân được quyền yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN nếu bị khấu trừ thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Khấu trừ đối với thu nhập của cá nhân không cư trú.

(2) Khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.

(3) Khấu trừ đối với thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; thu nhập từ hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản.

(4) Khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn.

(5) Khấu trừ đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

(6) Khấu trừ đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú.

(7) Khấu trừ đối với thu nhập từ trúng thưởng.

(8) Khấu trừ đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.

(9) Khấu trừ đối với khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác (khấu trừ 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập).

Ngoài ra, cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

- Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Nội dung của chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN gồm những gì?

Chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung sau:

- Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);

- Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);

- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;

- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.

(Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn ghi chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo Mẫu 03/TNCN theo Nghị định 123 mới nhất?
Pháp luật
Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
Pháp luật
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN có được cấp cho cá nhân ủy quyền quyết toán thuế không?
Pháp luật
Thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN là khi nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch