Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030: Một số chỉ tiêu chủ yếu về cải cách quản lý thuế?
Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030: Một số chỉ tiêu chủ yếu về cải cách quản lý thuế?
Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030: Một số chỉ tiêu chủ yếu về cải cách quản lý thuế được quy định tại Mục 2 Phần 2 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022, cụ thể:
Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin, cụ thể:
- Thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực;
- Đội ngũ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính; hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho người nộp thuế.
Một số chỉ tiêu chủ yếu
(1) Đến năm 2025
- Mức độ hài lòng của người nộp thuế với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%.
- 100% Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung hoặc ban hành mới đúng kế hoạch.
- Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 70%.
- Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 80%.
- Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 85%.
- Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.
- Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm không vượt quá 8% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế, phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước). Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế;
+ 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ;
+ 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp;
+ 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh.
Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế.
(2) Đến năm 2030
- Mức độ hài lòng của người nộp thuế với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 95%.
- 100% Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung hoặc ban hành mới đúng kế hoạch.
- Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.
- Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm không vượt quá 7% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế, phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước).
Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 90% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế;
+ 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ;
+ 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp;
+ 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh.
Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030: Một số chỉ tiêu chủ yếu về cải cách quản lý thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 được quy định như thế nào?
Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 được quy định tại Phần 5 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022, cụ thể như sau:
(1) Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030;
- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung có liên quan đến Chiến lược;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; hàng năm và định kỳ 5 năm tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện Chiến lược;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung chiến lược trong trường hợp cần thiết.
(2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư công hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công để thực hiện Chiến lược.
(3) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược này.
Kinh thức thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 được trích từ nguồn nào?
Theo quy định tại Phần 4 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 thì Kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và các Đề án triển khai thực hiện Chiến lược được trích từ nguồn kinh phí hiện đại hóa của ngành Thuế.
- Trình tự, thủ tục đề nghị cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như thế nào?
- Lương tối thiểu vùng 2025 Bà Rịa Vũng Tàu là bao nhiêu?
- 1 CCCD đăng ký được bao nhiêu mã số thuế?
- Tổng hợp chính sách thuế mới áp dụng sau Tết Âm lịch 2025?
- Tổng hợp Danh mục mã chương nộp thuế mới nhất 2025 theo Thông tư 324 và Thông tư 84/2024?
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 2025 sử dụng mẫu nào?
- Có được ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính không?
- Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, thu nhập khi nợ thuế là bao nhiêu?
- Từ 2025, chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy sẽ bị phạt tiền đến 14 triệu đồng? Con dưới bao nhiêu tuổi thì được làm người phụ thuộc?
- Mùng 3 Tết là ngày mấy Dương lịch 2025? Mùng 3 Tết có phải là hạn cuối nộp hồ sơ khai thuế quý 4 2024 không?