Chi cục Thuế Quận 5 làm việc tới mấy giờ? Chi cục Thuế Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Chi cục Thuế quận 5 làm việc tới mấy giờ?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND có quy định về thời gian làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Thời gian làm việc
1. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc.
a) Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước:
- Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố thì thời giờ làm việc thực hiện theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4 của Quyết định này.
Theo đó, thông tin về Chi cục thuế Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc được thể hiện như sau:
- Địa chỉ: Số 105 -107 đường Phùng Hưng, Phường 13, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Hotline: 028.38590181
- Số điện thoại: 0283.859.0157
- Lịch làm việc của Chi cục thuế Quận 5: Chi cục thuế Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy.
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
Như vậy, Chi cục Thuế khu vực Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh làm đến 17h00 hằng ngày từ thứ 2 đến thứ 6, riêng thứ 7 đến 11h30, chủ nhật nghỉ.
Chi cục Thuế Quận 5 làm việc tới mấy giờ? Chi cục Thuế Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Chi cục Thuế Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 110/QĐ-BTC năm 2019 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 812/QĐ-BTC năm 2021 Chi cục Thuế Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế; thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn.
- Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.
- Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
Chi cục Thuế có số thu trên 5.000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 10.000 doanh nghiệp được giao thêm nhiệm vụ trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế.
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện thống kê, quản lý thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.
- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Chi cục Thuế.
- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp của Bộ Tài chính.
- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
- Địa chỉ Chi cục Thuế quận 3? Chi cục Thuế quận 3 làm việc mấy giờ? Chi cục Thuế có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Lệ phí môn bài 2025 khai theo tháng, quý hay theo năm?
- Các trường hợp công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế từ 06/02/2025?
- Cách điền tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất 2025?
- Tổ chức có vốn điều lệ 01 tỷ có phải nộp thuế môn bài 2025 không?
- 2 trạng thái mã số thuế mới được bổ sung từ 06/02/2025 theo Thông tư 86 2024?
- Quy định về kê khai và nộp lệ phí môn bài 2025: Đầy đủ, chi tiết nhất?
- Thời điểm xuất hóa đơn có được ghi theo năm âm lịch không?
- Mã số thuế trạng thái 09 theo Thông tư 86 là gì? Người nộp thuế có mã số thuế trạng thái 09 có bị công khai thông tin?
- Thủ tục cập nhật thông tin đăng ký thuế doanh nghiệp khi thay đổi đơn vị hành chính như thế nào?