Cải cách chính sách thuế: Thực hiện mở rộng cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp có đúng không?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì, đối tượng nào phải nộp?
Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014 quy định thì có thể hiểu thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã 2023;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Cải cách chính sách thuế: Thực hiện mở rộng cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp có đúng không?
Theo điểm d khoản 1 Mục 3 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 quy định:
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Về cải cách chính sách thuế
...
d) Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn; thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời, chuyển trọng điểm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư vào những ngành, nghề mũi nhọn và những địa bàn cần khuyến khích đầu tư. Mở rộng cơ sở thuế phù hợp bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế; thực hiện các tiêu chuẩn phòng, chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu theo thông lệ quốc tế;
...
Theo đó giải pháp thực hiện chiến lược cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 như sau:
- Rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế;
- Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn;
- Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời, chuyển trọng điểm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư vào những ngành, nghề mũi nhọn và những địa bàn cần khuyến khích đầu tư;
- Mở rộng cơ sở thuế phù hợp bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế;
- Thực hiện các tiêu chuẩn phòng, chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu theo thông lệ quốc tế.
Vậy thực hiện chiến lược cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 sẽ mở rộng cơ sở thuế phù hợp bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế.
Cải cách chính sách thuế: Thực hiện mở rộng cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp có đúng không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan bộ ngành trong việc thực hiện chiến lược cải cách chính sách thuế thế nào?
Theo khoản 1 Mục 5 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 quy định thì các cơ quan bộ ngành có trách nhiệm trong việc thực hiện chiến lược cải cách chính sách thuế như sau:
- Bộ Tài chính có trách nhiệm:
+ Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030;
+ Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung có liên quan đến Chiến lược;
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; hàng năm và định kỳ 5 năm tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện Chiến lược;
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung chiến lược trong trường hợp cần thiết.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư công hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và Luật Đầu tư công 2019 để thực hiện Chiến lược.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược này.
- Hướng dẫn xác định doanh thu và mức thuế khoán với hộ khoán?
- Hợp đồng kiểm toán phải có những nội dung gì? Giao kết hợp đồng kiểm toán không đủ nội dung bị phạt bao nhiêu?
- Điều chỉnh mức thuế khoán khi hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
- Các hành vi bị nghiêm cấm của kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề năm 2025?
- Tải Bảng thanh toán tiền lương người lao động dành cho hộ cá nhân kinh doanh?
- Có được ghi tên hàng hóa trên hóa đơn là tên nước ngoài hay không?
- Yêu cầu chi trả gộp 2 tháng lương hưu và trợ cấp BHXH vào kỳ chi trả tháng 01/2025? Lương hưu có chịu thuế TNCN?
- Thông tin nợ phải trả của doanh nghiệp có phải bắt buộc cung cấp trong báo cáo tài chính hay không?
- Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
- Khai man chứng từ kế toán bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?