Cách trình bày thể thức văn bản hành chính? Thể thức văn bản của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Hướng dẫn chi tiết cách trình bày thể thức văn bản hành chính theo quy định pháp luật? Thể thức văn bản của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Chi tiết cách trình bày thể thức văn bản hành chính?

Cách trình bày thể thức văn bản hành chính được hướng dẫn chi tiết tại Mục 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

STT

Thành phần thể thức và chi tiết trình bày

Loại chữ

Cỡ chữ

Kiểu chữ

1

Quốc hiệu và Tiêu ngữ





- Quốc hiệu

In hoa

12 - 13

Đứng, đậm


- Tiêu ngữ

In thường

13 - 14

Đứng, đậm


- Dòng kẻ bên dưới




2

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản





- Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp

In hoa

12 - 13

Đứng


- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

In hoa

12 - 13

Đứng, đậm


- Dòng kẻ bên dưới




3

Số, ký hiệu của văn bản

In thường

13

Đứng

4

Địa danh và thời gian ban hành văn bản

In thường

13 - 14

Nghiêng

5

Tên loại và trích yếu nội dung văn bản




a

Đối với văn bản có tên loại





- Tên loại văn bản

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm


- Trích yếu nội dung

In thường

13 - 14

Đứng, đậm


- Dòng kẻ bên dưới




b

Đối với công văn





Trích yếu nội dung

In thường

12 - 13

Đứng

6

Nội dung văn bản

In thường

13 - 14

Đứng

a

Gồm phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm





- Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương

In thường

13 - 14

Đứng, đậm


- Tiêu đề của phần, chương

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm


- Từ “Mục” và số thứ tự

In thường

13 - 14

Đứng, đậm


- Tiêu đề của mục

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm


- Từ “Tiểu mục” và số thứ tự

In thường

13 - 14

Đứng, đậm


- Tiêu đề của tiểu mục

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm


- Điều

In thường

13 - 14

Đứng, đậm


- Khoản

In thường

13 - 14

Đứng


- Điểm

In thường

13 - 14

Đứng

b

Gồm phần, mục, khoản, điểm





- Từ “Phần” và số thứ tự

In thường

13 - 14

Đứng, đậm


- Tiêu đề của phần

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm


- Số thứ tự và tiêu đề của mục

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm


- Khoản:





Trường hợp có tiêu đề

In thường

13 - 14

Đứng, đậm


Trường hợp không có tiêu đề

In thường

13 - 14

Đứng


- Điểm

In thường

13 - 14

Đứng

7

Chức vụ, họ tên của người có thẩm quyền





- Quyền hạn của người ký

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm


- Chức vụ của người ký

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm


- Họ tên của người ký

In thường

13 - 14

Đứng, đậm

8

Nơi nhận




a

Từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản

In thường

13 -14

Đứng


- Gửi một nơi





- Gửi nhiều nơi




b

Từ “Nơi nhận” và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản





- Từ “Nơi nhận”

In thường

12

Nghiêng, đậm


- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản

In thường

11

Đứng

9

Phụ lục văn bản





- Từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục

In thường

14

Đứng, đậm


- Tiêu đề của phụ lục

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm

10

Dấu chỉ mức độ khẩn

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm

11

Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành

In thường

11

Đứng

12

Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax

In thường

11 - 12

Đứng

13

Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành

In hoa

13 - 14

Đứng, đậm

14

Số trang

In thường

13 - 14

Đứng

>> Tải về Mẫu Công văn chuẩn Nghị định 30 tại đây: Tải về.

>> Tải về Mẫu Giấy mời chuẩn Nghị định 30 tại đây: Tải về.

>> Tải về Mẫu Biên bản cuộc họp chuẩn Nghị định 30 tại đây: Tải về.

Cách trình bày thể thức văn bản hành chính? Thể thức văn bản của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Cách trình bày thể thức văn bản hành chính? Thể thức văn bản của cơ quan Thuế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thể thức văn bản của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1283/QĐ-TCT năm 2020 có quy định về thể thức văn bản của cơ quan Thuế cụ thể như sau:

(1) Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

(2) Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

- Tên cơ quan, đơn vị ban hành văn bản.

- Số, ký hiệu của văn bản.

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

- Nội dung văn bản.

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, đơn vị.

- Nơi nhận.

(3) Ngoài các thành phần quy định tại (2), văn bản có thể bổ sung các thành phần khác

- Phụ lục.

- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

- Địa chỉ cơ quan, đơn vị; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

(4) Thể thức văn bản:

- Văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và các văn bản thay thế, sửa đổi bổ sung (nếu có).

- Thể thức văn bản chuyên ngành Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

- Thể thức văn bản hành chính, văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1283/QĐ-TCT năm 2020.

- Thể thức văn bản chuyên ngành khác thực hiện theo quy định của cơ quan, tổ chức chuyên ngành khác.

Thể thức văn bản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách trình bày thể thức văn bản hành chính? Thể thức văn bản của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?
Phạm Văn Tiến
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch