Các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng theo Thông tư 62/2024?
Các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng theo Thông tư 62/2024?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 62/2024 quy định về các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng:
Các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng
1. Các trường hợp sáp nhập tổ chức tín dụng:
a) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng sáp nhập vào một ngân hàng thương mại;
b) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng sáp nhập vào một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
2. Các trường hợp hợp nhất tổ chức tín dụng:
a) Ngân hàng thương mại hợp nhất ngân hàng thương mại thành một ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng thương mại hợp nhất tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành một ngân hàng thương mại;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng hợp nhất tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Các trường hợp chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng:
a) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại;
b) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại.
4. Các trường hợp chuyển đổi loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
a) Công ty tài chính tổng hợp chuyển đổi thành công ty tài chính chuyên ngành;
b) Công ty tài chính chuyên ngành chuyển đổi thành công ty tài chính tổng hợp.
Theo quy định trên, các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng bao gồm:
- Sáp nhập tổ chức tín dụng:
+ Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng phi ngân hàng sáp nhập vào một ngân hàng thương mại.
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng sáp nhập vào một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Hợp nhất tổ chức tín dụng:
+ Ngân hàng thương mại hợp nhất ngân hàng thương mại thành một ngân hàng thương mại.
+ Ngân hàng thương mại hợp nhất tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành một ngân hàng thương mại.
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng hợp nhất tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng:
+ Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng phi ngân hàng chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại.
+Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng phi ngân hàng chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại.
- Chuyển đổi loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
+ Công ty tài chính tổng hợp chuyển đổi thành công ty tài chính chuyên ngành.
+ Công ty tài chính chuyên ngành chuyển đổi thành công ty tài chính tổng hợp.
Các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng theo Thông tư 62/2024?
Tổ chức tín dụng có phải thực hiện kiểm toán độc lập không?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 51/2025/TT-NHNN có giải thích một số thuất ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm toán độc lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là việc kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính, thực hiện dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hợp đồng kiểm toán.
2. Tổ chức kiểm toán độc lập bao gồm doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Điều 4 Thông tư 51/2024/TT-NHNN quy định về phạm vi kiểm toán như sau:
Phạm vi kiểm toán
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của Thông tư này để thực hiện:
a) Kiểm toán báo cáo tài chính;
b) Dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Từ những quy định trên, có thể thấy, định kỳ hằng năm, tổ chức tín dụng phải thực hiện tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định để kiểm toán độc lập:
- Báo cáo tài chính;
- Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng năm 2025 gồm những nội dung gì?
- Người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp nào sẽ bị ấn định thuế?
- Thông báo về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng năm 2025?
- Thời hạn gửi quyết định thanh tra thuế cho đối tượng thanh tra được quy định thế nào?
- Tết nguyên đán 2025, được hát karaoke tại nhà tới mấy giờ? Hát karaoke gây ồn ào có thể bị phạt tiền không?
- Đối tượng kế toán là gì? Yêu cầu kế toán ra sao? Luật kế toán mới nhất 2025?
- Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản năm 2025?
- Luật Thuế xuất nhập khẩu mới nhất hiện nay là Luật nào? Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 áp dụng cho đối tượng nào?
- Bộ luật Hình sự mới nhất 2025 là Bộ luật nào? Tội trốn thuế có phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
- Nghị định 168 có thay thế Nghị định 100 về xử phạt giao thông đường bộ không? Xe ô tô bị tai nạn có chịu phí sử dụng đường bộ?